Hoa Vàng Mấy Độ

Chương 14: Chương 14



Các bạn đang đọc truyện Chương 14: Chương 14 miễn phí tại medoctruyenchu.com. Hãy tham gia Group của truyện mới, truyện full, Truyện chữ Miễn Phí Hằng Ngày trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!

****************************​

Biết là đã đánh trúng lòng kiêu hãnh của Lam Uyên, Vĩnh Kỳ vuốt ngay :
– Nhưng tôi đâu có tin cô ta. Tôi tin vào bản thân mình, do đó tôi mới đến đây nói chuyện với em bằng ngôn ngữ của dân tộc em.
Nhớ tới những lời hạ cấp Vĩnh Kỳ mắng mình hôm qua, Lam Uyên hoang mang. Lão mập nầy cần gì ở cô, mà mới hai mươi bốn tiếng đồng hồ đã xoay một vòng ba trăm sáu mươi độ thế nầy ? Lão vừa hăm dọa vừa xoa dịu để làm gì nhỉ ?
Vẻ băn khoăn của Uyên không thoát khỏi cặp mắt tuy bé nhưng rất lõi đời của Vĩnh Kỳ. Chẳng đợi cô phải nghĩ ngợi lâu, ông ta đề nghị :
– Chúng ta vào nhà hàng Bách Hỷ dùng bữa và bàn việc …. hợp tác làm ăn. Ở đó có nhiều món Triều Châu đặc sắc lắm.
Lam Uyên nghiêm mặt :
– Có lẽ ông đã hiểu lầm tôi rồi.
Vĩnh Kỳ mỉm cười :
– Em hiểu lầm tôi thì đúng hơn.
– Nếu muốn không hiểu lầm nhau, thì cứ bàn việc gì đó ở đây, ngay trung tâm dịch vụ du lịch Hoa Lan của ông, tôi thấy là tiện nhất.
Vĩnh Kỳ cười thành tiếng. Lần đầu tiên Lam Uyên nghe ông ta cười. Tiếng cười ấy làm cô khó chịu. Uyên với tay lấy xấp hồ sơ trên bàn lật ra chăm chú đọc. Cô xem như Vĩnh Kỳ không có trong phòng. Thái độ ấy chẳng làm ông ta tự ái, ngược lại Vĩnh Kỳ còn hỏi.
– Em biết những hồ sơ nầy xin xuất cảnh với lý do gì không ?
– Dì Mai nói họ xin đi hợp tác lao động.
– Và em không tin điều đó ?
Lam Uyên im lặng nhìn Vĩnh Kỳ. Lão ta đúng là một con cáo già quỷ quyệt.
Vuốt góc tờ giấy ra cho thẳng, cô chậm rãi trả lời :
– Tôi tin vào lời ông sắp nói.
– Thật ra đây là những hồ sơ xuất cảnh du lịch về quê chồng ở Đài Loan.
– Tôi biết chuyện nầy, vì bạn tôi có người đã nhờ trung tâm mai mối ột tấm chồng. Bản thân chị ấy lại giới thiệu cho trung tâm nhiều người khác để nhận hoa hồng.
Vĩnh Kỳ nhíu mầy :
– Ai vậy kìa ?
– Hứa Mai Phương. Hồ sơ của chị ấy còn nằm trong đây nè.
Vỗ tay lên trán, Vĩnh Kỳ kêu lên :
– À ! Tôi nhớ rồi ! Cô ta giới thiệu cho tôi tám cô gái gốc Hoa và đã nhận tiền hoa hồng sòng phẳng. Các cô ấy đều trẻ, khỏe đẹp, nhưng trình độ văn hóa hơi thấp. Nếu được các cô gái Việt Nam, có học hành thì tốt biết mấy. Chậc ! Người ta thích làm quen với gái Việt Nam lắm.
Thấy Vĩnh Kỳ chép miệng than, Lam Uyên có cảm giác lão tiếc rẻ vì mua không được món hàng vừa ý. Nhớ tới lời Quang, lão mập đang muốn tìm loại hàng cao cấp hơn Mai Phương đã giới thiệu cho lão.
Giọng Vĩnh Kỳ bỗng ân cần thân thiết :
– Lam Uyên tốt nghiệp Đại học rồi phải không ? Em học đại học nào vậy ? Chắc em giao thiệp rộng và có nhiều bạn lắm ?
Lam Uyên khoanh tay trên bàn đầy cảnh giác :
– Rất tiếc, tôi thi rớt đại học nên không giao thiệp rộng, và cũng không có nhiều bạn bè như ông tưởng.
– Nhưng vẫn còn bạn hồi Trung học chớ ! Phương Tây có câu “tình bạn là tình yêu không có cánh” Tôi tin chắc người như Lam Uyên chẳng khi nào lại để “Tình yêu đã vỗ cánh rồi”…
Nghe Vĩnh Kỳ ngân nga hát một câu trong bài “Lệ Đá” với giọng rất chuẩn, Lam Uyên buột miệng :
– Ông tài thật, hát được cả nhạc Việt.
– Ôi chao ! Chuyện thường mà ! Xưa kia tôi ở Chợ Lớn và từng học Đại Học Văn Khoa. Thời đó sinh viên chúng tôi mê nghe Lệ Thu hát Lệ Đá lắm.
Lam Uyên mai mỉa :
– Tôi biết ! Dì Kim Anh, bạn học ngày xưa vừa được ông … chấp cánh cho bay có nói với tôi điều nầy.
– Tức quá ! Phải chi Kim Anh có sức khỏe, tôi đã giữ chị ấy lại cho có bạn bè rồi. Nhưng Cẩm Lìn, con gái chỉ làm việc tốt lắm. Bọn trẻ như em bây giờ nhanh nhạy và thực tế hơn chúng tôi trước đây nhiều. Bởi vậy Cẩm Lìn là cánh tay đắc lực cho Trung Tâm. Tôi mong em cũng vậy, vì em trẻ, lại thông minh, hiểu biết. Tuy vào đây làm việc dưới quyền của Kiều Mai, nhưng tôi biết bao giờ em cũng muốn chứng tỏ mình là người độc lập và tự chủ. Em không muốn bị phụ thuộc vào cô ta, nhất là phụ thuộc về kinh tế.
Thấy Lam Uyên im lặng, Vĩnh Kỳ cười thật đểu :
– Sao ? Tôi nói đúng không ?
– ….

Vỗ vỗ vào bàn tay để trên bàn của Uyên, ông ta nói thật khẽ :
– Làm việc với tôi, tôi sẽ giúp để em hoàn toàn độc lập về mặt kinh tế. Nếu được, em sẽ là phó giám đốc, chớ không phải là Kiều Mai.
Lam Uyên ngập ngừng :
– Nhưng tôi sẽ làm gì ? Ngoài bằng trung cấp vi tính, tôi không có chuyên môn nào cả.
– Công việc thì nhiều lắm, có những việc không cần chuyên môn mà cần khả năng bản thân. Tôi cần khả năng của em.
Lam Uyên nôn nóng :
– Xin ông cứ đi thẳng vào vấn đề.
Ngô Vĩnh Kỳ lại cười, lão ta ung dung rút trong túi ra một hộp xì gà và bóc vỏ một điếu châm hút, Vĩnh Kỳ thong thả nhả khói. Mặc cho Lam Uyên nhăn mặt ho, Vĩnh Kỳ trầm ngâm với điếu thuốc.
– Hồi còn đi học tôi mê Tuyển Tập Thi Nhân tiền chiến lắm, và trong đó em biết tôi mê nhất nhà thơ nào không ?
Lam Uyên lơ đãng lắc đầu, Vĩnh Kỳ nói tiếp :
– Tôi mê nhất Hồ Dzếnh với bài “Chiều” hai câu kết của bài thơ thật tuyệt.
“Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây”
Ông ta người Minh Hương, nhưng tâm hồn hết sức Việt Nam. Một người Việt gốc Hoa độc nhất vô nhị.
Lam Uyên không hiểu vì sao Vĩnh Kỳ lại nói chuyện …. văn chương với cô. Chuyện nầy có dính dấp gì với chuyện làm ăn cô đang nóng lòng muốn biết đây. Hay là lão nghĩ lão cũng là một người có tâm hồn hết sức Việt Nam ?
Vĩnh Kỳ gạt tàn thuốc, rồi nhìn cô :
– Khách của trung tâm hơn chín mươi phần trăm là giới trí thức ở Đài Loan, họ tới đây không chỉ để tham quan du lịch mà còn muốn giao lưu kết bạn với người Việt Nam. Họ đề nghị tôi tổ chức những câu lạc bộ làm quen để … trao đổi văn hóa, tìm hiểu về phong tục, tập quán và con người Việt Nam cụ thể. Em sẽ giúp tôi tổ chức những câu lạc bộ nầy, để đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.
Lam Uyên từ chối ngay :
– Tôi không đủ khả năng để tổ chức một câu lạc bộ yêu cầu cao như vậy.
Mắt Vĩnh Kỳ lim dim sau làn khói :
– Tôi sẽ lo hoàn toàn phần nội dung và cả phần hình thức, em chỉ lo khâu nhân sự. Mỗi lần tổ chức câu lạc bộ, em sẽ mời dùm tôi độ chừng hai ba chục người có ăn học, biết ngoại ngữ càng tốt.
Lam Uyên ngắt lời :
– Những người nầy, là nam hay nữ, tuổi tác độ bao nhiêu ?
Vĩnh Kỳ hấp háy đôi mắt :
– Nam phụ lão ấu có đủ cả, nhưng nếu em là du khách, em sẽ thích tiếp xúc với thành phần nào ? Ông già hay bà lão ?
– Tôi chưa bao giờ là du khách cả, thưa ông.
– Tôi đùa thôi. Sao em lại tự ái nhỉ ? Tóm lại câu lạc bộ của chúng ta có đủ thành phần, nhưng em sẽ chịu trách nhiệm tìm cho tôi các cô gái đẹp có học thức để chuyện trò với khách du lịch.
– Tôi biết tìm đâu ra chớ ?
Giọng Vĩnh Kỳ ngọt ngào :
– Dễ mà ! Em trẻ thế nầy chẳng lẽ không có bạn bè, bà con. Các cô gái bây giờ thích làm quen với người nước ngoài để tìm hiểu lắm ! Đó cũng là dịp … thực hành vốn ngoại ngữ có được. Rồi tàn cuộc vui, đường ai nấy đi. Du khách về nước nhưng vẫn giữ được ấn tượng đẹp.
Lam Uyên nhìn Vĩnh Kỳ cười nhạt :
– Tôi có nghe kể về một trung tâm du lịch đã bị đóng cửa vì làm “dịch vụ mai mối hôn nhân với người nước ngoài” Tôi chưa từng tuyên thệ giữ bí mật của công ty. Ông không sợ tôi nói chuyện nầy ra sao ?
Vứt mẩu xì gà xuống sàn rồi lấy gót giầy nghiến lên, Vĩnh Kỳ bình thản trả lời :
– Tôi nghĩ em không ngốc đến mức như vậy.
– Thế sao trước đây mọi người trong công ty giấu tôi sự thật nầy ?
Vĩnh Kỳ cười đểu giả :
– Em hỏi câu buồn cười thật. Trước nay công ty chuyên làm những việc gì ? Cha và dì em là người trong cuộc, chẳng lẽ em không biết hay sao mà cho rằng người ta giấu mình ?
Nghe Vĩnh Kỳ nhắc đến cha, Lam Uyên sững sờ, cô nghiêm mặt lại :

– Ba tôi không dính dấp gì vào việc làm của ông và dì Mai hết.
– Cô em nhầm lẫn rồi. Giám đốc trung tâm nầy là ông Trí chớ đâu phải là tôi. Tôi chỉ bảo trợ vốn, nếu có chuyện gì không hay xảy ra, ba và dì ghẻ cô chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn tôi ấy hả ? Tôi chỉ là khách du lịch thôi ! Vui thì đậu, buồn thì bay. Chẳng bị ràng buộc bởi ai cả.
– Ông nói dối. Ba tôi không liên quan đến dịch vụ mua vợ, gả chồng nầy. Tôi sẽ nói ọi người biết chuyện phi pháp của ông.
Mặt Vĩnh Kỳ bỗng đanh lại. Lam Uyên hơi hoảng khi lão đập mạnh tay lên bàn :
– Đủ rồi đồ ngu ! Tôi cho em biết dịch vụ công ty đang làm là hợp pháp. Nếu không, làm sao lo thủ tục xuất cảnh được. Với lại đúng ra mai mối cho nhiều người nên chuyện chồng vợ là việc tốt, tôi có o ép ai đâu nào ? Tự họ tìm đến nhờ vả …. chúng ta đấy chứ ! Càng ngày người phụ nữ càng văn minh, tiến bộ hơn. Họ muốn có chồng xa, muốn được đi đó, đi đây chớ đâu chịu ru rú trong nhà như các cụ hồi trước. Tôi muốn giúp họ làm điều đó.
Vĩnh Kỳ cao giọng :
– Lấy chồng lạ được một số tiền lớn để báo hiếu cha mẹ, rồi lại theo chồng xuất cảnh, sung sướng cả một đời, nói thật tu ba năm cũng chưa chắc có cái phước đó. Em cứ tới thăm Hứa Mai Phương xem cô ta nghĩ thế nào về chuyện nầy, mà giới thiệu cho trung tâm nhiều người vậy. Việc công ty đang làm là việc phước đức cho các cô gái muốn tìm một tấm chồng xứng đáng.
Đang thao thao bất tuyệt, Vĩnh Kỳ nhíu mầy cụt hứng khi có tiếng gõ cửa. Lão ta đứng dậy hất hàm :
– Suy nghĩ cho kỹ đề nghị của tôi đi. Đừng dại dột làm khác ba và dì mình.
Dứt lời Ngô Vĩnh Kỳ bước ra, đóng sầm cửa lại, Lam Uyên hậm hực đi tới đi lui trong phòng. Lão mập nầy hăm dọa và ép cô làm theo ý lão. Lão ngọt ngào đó, cộc cằn thô lỗ đó. Đã lộ mặt thật ra rồi hẳn lão phải đạt được mục đích của mình chứ.
Lam Uyên dằn gót chân lên sàn nhà. Cô không biết mình phải làm sao. Việc làm của công ty nầy có hợp pháp không ? Rõ ràng người Việt Nam có quyền kết hôn với người nước ngoài kia mà.
Lam Uyên lật lật xấp hồ sơ lên xem rồi thở dài. Có lẽ cô nên tìm Mai Phương hỏi thử việc nầy. Rồi về nhà, cô phải hỏi ba mình cho ra xem chuyện làm ăn của trung tâm Hoa Lan hư thật thế nào.
o 0 o
– Chị Phương !
Đang xí xô xí xào rất lớn tiếng với Cẩm Lìn, nghe gọi tên mình, Mai Phương quay lại, giọng ngạc nhiên :
– Em đi đâu vậy Lam Uyên ?
– Em làm ở đây mà.
– Làm ở đây à ? Sao chị không gặp em lần nào hết vậy ?
Lam Uyên bật cười :
– Em không biết nói tiếng … Tàu nên đâu ra phòng tiếp khách nầy làm gì. May thật, em tính tìm chị …
Nhướng mầy lên, Mai Phương hỏi cộc lốc :
– Chi vậy ?
– Thì nghe anh Quang nói “Chị Phương nỡ vội lấy chồng … Đài Loan” em đến chúc mừng, không được sao ?
Nghe nhắc tới Quang, mặt Mai Phương nhíu lại, cô dịu giọng :
– Chị em mình qua quán bên kia đường nói chuyện. Chờ chị một chút nhé.
Dứt lời Mai Phương tiếp tục cuộc … đấu khẩu dở dang với Cẩm Lìn. Dù không hiểu những lời hai bên nói với nhau, Lam Uyên cũng biết họ đang gây lộn. Cô sốt ruột tròn mắt nhìn mà không biết khuyên giải bằng cách nào.
Cuối cùng Mai Phương giận dữ đứng dậy, cô hầm hầm nắm tay Lam Uyên kéo đi:
– Dù em làm ở đây, chị cũng phải chưởi một tiếng cho hả. Mẹ nó, đồ lưu manh.
Lam Uyên ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Mai Phương, cô hỏi ngay :
– Chuyện gì mà hai bên to tiếng dữ vậy ? Em làm ở đó thật, nhưng những việc của khách hàng, em hoàn toàn mù tịt.
Nhún vai ra vẻ không tin, Phương cong môi nói :
– Nói với chị điều đó làm gì ? Nhân viên làm ở đây ai không tìm gái giới thiệu cho công ty để ăn hoa hồng. Chị biết em đi làm ăn lương, có kiếm thêm một chút cũng đã sao đâu mà rào đón.
– Nhưng em không biết và không làm chuyện nầy mà.
– Vậy em tìm chị chi vậy ? Định thuyết phục dùm lão Ngô Vĩnh Kỳ hay con mẹ Kiều Mai đây ? Dứt khoát chị không trả lại tiền đâu.
Đợi người phục vụ đặt hai chai nước ngọt lên bàn rồi đi khuất, Lam Uyên mới nghiêm giọng :
– Em không hiểu chị muốn nói gì cả. Thật đó.
Mai Phương cười khẩy :

– Lão Vĩnh Kỳ không sòng phẳng trong việc trả hoa hồng công chị giới thiệu gái cho công ty nên chị đến đòi. Lão phớt lờ rồi còn bắt chị trả lại ba ngàn đô với lý do chị không đi xuất cảnh.
Lam Uyên ngạc nhiên :
– Ủa, sao chị lại không đi ?
– Đi làm gì, trong khi chồng chị muốn đặt cơ sở làm ăn ở đây. Ảnh cưới chị để chỉ có tư cách pháp nhân đứng ra thành lập công ty dùm ảnh chớ đâu phải để đem chị về Đài Loan. Việc của Vĩnh Kỳ làm mai mối, tổ chức đám cưới, xong rồi thì thôi, đằng nầy lão lại buộc trả lại tiền mới vô lý. Lão mà lộn xộn, vợ chồng chị đi thưa thì hết làm ăn.
– Nhưng thưa lão về tội gì mới được chứ ?
Nghĩ rằng Lam Uyên hỏi mình với kiểu thách thức, Mai Phương mai mỉa :
– Thiếu gì tội. Mà em hỏi chi vậy ? Chẳng lẽ em thích nghe kể tội giám đốc của mình ?
– Em chẳng ưa gì lão gian xảo ấy. Tìm không ra việc làm, tạm thời phải vào đây. Em chán ngấy cái công ty hồ lốn nầy.
– Công ty nầy đang làm ăn khấm khá, sao lại chán ? Chị nói thật, không ai ăn tiền thiên hạ ngon bằng lão Ngô Vĩnh Kỳ và mụ vợ Kiều Mai đâu.
Lam Uyên sửng sốt :
– Chị nói cái gì ? Vợ lão Vĩnh Kỳ là ai chớ ?
Nhìn Uyên với đôi mắt lá răm đen nhánh, Mai Phương nhắc lại :
– Mụ phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ Kiều Mai chớ ai. Con nhỏ nầy tức cười thật. Cứ y như trên cung trăng rớt xuống.
Lam Uyên kêu lên tức giận :
– Dì Mai là vợ sau của ba em mà ! Ai đồn bậy bạ dữ vậy.
Đến phiên Mai Phương ngạc nhiên, cô gằn giọng :
– Ủa, sao lạ vậy ? Chính trong đám cưới của chị Ngô Vĩnh Kỳ đã giới thiệu với khách, bà Kiều Mai là vợ mình mà.
– Chị có nghe lộn không ?
– Cho là chị lộn cũng chẳng sao, nhưng nhân viên ở đây không lẽ cũng lộn ? Lần nào tới, chỉ lại chả nghe họ gọi bả bằng bà Vĩnh Kỳ.
Lam Uyên đỏ bừng cả mặt, cô thấy mình bị sỉ nhục ghê gớm. Dì Mai coi thường ba cô quá, bà ta xem cha con cô không ra gì cả.
Mai Phương tò mò :
– Chị có cảm giác em không biết gì về nơi mình làm hết. Sao lạ vậy ?
Lam Uyên thở dài :
– Em chỉ biết đây là một trung tâm chuyên lo dịch vụ, cung ứng và tổ chức người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bà Mai đưa em vào làm vì ba em yêu cầu. Vào đấy, em hoàn toàn bị cô lập nên có biết gì đâu. Cả chuyện bà ta qua mặt ba mình, em cũng không biết.
Ngập ngừng một chút Lam Uyên hỏi :
– Thật sự việc mai mối, lấy chồng nước ngoài là sao hả chị Phương. Tại sao họ lại trả ỗi người ba ngàn đô ? Tiền đó ở đâu để họ có mà đưa vậy ? Tại sao bà Mai lại để ông Vĩnh Kỳ và nhân viên gọi mình là bà Ngô Vĩnh Kỳ ? Bả có … gì với ông ta không ?
Mai Phương nhíu mầy ngạc nhiên :
– Thật sự em không biết dịch vụ nầy à ?
– Không, và chắc chắn ba em cũng vậy. Ông chỉ biết cho thuê khách sạn để lấy tiền thôi.
– Bà Mai làm vợ ba em lâu chưa ?
– Hơn hai năm, thú thật em hoàn toàn không biết gì về quá khứ của bả. Hỏi ba em, ổng có vẻ khó chịu, nên em đành thôi. Ba em yêu thương, tin tưởng dì Mai hơn bọn em rất nhiều.
– Hai người có tổ chức cưới hỏi hay làm hôn thú không ?
Lam Uyên bĩu môi :
– Ba đem dì Mai về nhà ở, chớ làm gì có cưới hỏi. Còn chuyện hôn thơ, hôn thú, em không biết.
Mai Phương cười cười :
– Bà Kiều Mai là vợ của Ngô Vĩnh Kỳ trên mặt giấy tờ để hợp pháp làm ăn thôi, còn vê mặt … tinh thần và … đạo lý, chắc bả vẫn là vợ của ba em.
Lam Uyên tự ái :
– Chị nói đùa như vậy, em không thích đâu.
Mai Phương nghiêm mặt :
– Chị không đùa, cuộc đời có nhiều điều tưởng như phi lý mà những người như em chẳng đời nào tin là thật. Khi vào làm ở xí nghiệp may xuất khẩu, chị đã yêu anh Quang với tấm lòng ngây thơ trong trắng. Anh ấy không yêu, nhưng vẫn không từ chối tình yêu của chị. Với ảnh, chị chỉ là một trò chơi. Đã là một trò chơi thì phải có lúc chấm dứt. Chị chán nản đến mức tìm đến trung tâm nầy hỏi thủ tục để … tìm một ông chồng ngay.
Uống một ngụm nước ngọt, Phương trầm giọng :
– Gặp người đàn ông đó một lần, chị thấy dáng vẻ cũng không tệ nên ưng thuận. Thế là “hợp đồng hôn nhân” nhanh chóng được thực hiện qua lễ đính hôn tổ chức tại nhà hàng Hồng Kông. Sau đó ít hôm, chồng chị về Đài Loan, rồi mau chóng trở lại Việt Nam để thành lập một công ty chuyên cung cấp, mua bán các loại đèn cao cấp trang bị cho vũ trường, sân khấu, khách sạn …
Chớp mắt một cái, Phương nói tiếp :
– Theo qui định của nhà nước, nếu người nước ngoài đến Việt Nam hoạt động kinh tế, dịch vụ … đều bị chịu các qui định mức thuế và các điều khoản khác với người Việt Nam xin thành lập công ty và hợp đồng làm ăn …. Chồng chị đã nhờ Ngô Vĩnh Kỳ tìm ình một người vợ để bà vợ Việt Nam ấy đứng tên thành lập công ty nhằm trốn thuế. Anh ta đối xử với chị không tệ lắm, với chị như vậy là đủ rồi.

Thấy Uyên nhìn mình với vẻ nửa tin nửa ngờ, Mai Phương khẽ cười :
– Đời nầy lấy chồng, cưới vợ đôi khi cũng là một dịch vụ, một hợp đồng làm ăn đúng nghĩa. Người ta sống thực dụng ghê gớm. Bà dì ghẻ của em có lấy Ngô Vĩnh Kỳ thì cũng như chị thôi. Lão ta ranh ma mượn danh bà Mai, y như chồng chị mượn danh chị vậy mà. Nhưng chồng chị buôn bán đàng hoàng chớ không như lão ….
Lam Uyên buột miệng :
– Chị muốn nói dịch vụ dựng vợ gã chồng nầy là phạm pháp ?
Nhún vai một cái, Phương đáp :
– Chị đâu dám nói vậy. Nếu phạm pháp thì sao chị có được đấng phu quân quý hóa đến thế ? Nhưng …. Biết nói sao nhỉ khi rõ ràng đây là dịch vụ giống như mua bán. Anh Cheng chồng chị cho biết: Mỗi chàng rể ở Đài Loan muốn qua Việt Nam lấy vợ phải nộp trước cho Ngô Vĩnh Kỳ mười ba ngàn năm trăm đô, khi cưới vợ đem về phải trả thêm cho lão một khoản không phải là nhỏ. Ảnh không đưa chị về Đài Loan, lão ta mất một món tiền nên căm vợ chồng chị lắm.
Lam Uyên gật gù :
– Vì ghét chị nên lão quỵt tiền hoa hồng và đòi chị trả lại ba ngàn đô chứ gì ?
Mai Phương nhếch môi :
– Đúng phóc ! Nhất định chị phải đòi bằng được tiền giới thiệu người cho lão. Thời buổi bây giờ không ai bỏ công ra làm …. chùa cho người khác, nhất là những người như Ngô Vĩnh Kỳ.
Lam Uyên xoay xoay cái ly trong tay, cô thấy tội nghiệp ba mình và căm ghét lẫn khinh bỉ bà Kiều Mai. Uyên không biết mình sẽ ứng phó ra sao trước thực tại khó tin nầy. Có nên nói cho ba biết, và có nên lột mặt nạ bà ta ra không ?
Chắc là không, vì ngoài lời Mai Phương nói, Lam Uyên đâu có bằng chứng, ba sẽ tin bà ta chớ không tin cô. Uyên biết chắc như thế.
Thấy Uyên ngồi thừ ra, Mai Phương vỗ vỗ vào tay cô, giọng thân mật đến suồng sã :
– Về …. liệu lời nói với ông già. Sớm muộn gì ổng cũng phải biết sự thật thôi. Để lâu ngày không khéo mụ Kiều Mai bán cả cái khách sạn mà ổng không hay đó.
Lam Uyên chép miệng :
– Em vẫn muốn tin những lời chị kể là sai, là không đúng, cho em đỡ khổ, đỡ tức.
– Chạy trốn sự thật có ích gì ? Trước đây chị cũng thế, bao giờ chị cũng cố tin rằng Quang yêu mình. Biết đâu bác trai cũng như chị, dù ông thừa hiểu bà Mai muốn gì ở ông.
– Không đâu, ba em luôn tin tuyệt đối vào tình yêu của dì Mai, em nói chuyện nầy ra vô ích lắm.
Mai Phương tỏ vẻ dửng dưng :
– Tùy em thôi. Chị không có ý kiến.
Rồi Phương ngập ngừng :
– Em thường gặp Quang lắm à ?
– Đâu có, em chỉ gặp ảnh một lần cách đây độ nửa tháng. Quang khoe sắp đám cưới với Tố Nga.
– Ảnh không nhắc gì đến chị hết sao ?
Lam Uyên do dự rồi nói dối :
– Ảnh cho biết chị có chồng với gương mặt không mấy vui.
Mai Phương cười héo hắt :
– Ảnh bao giờ cũng là diễn viên xuất sắc. Cũng may chị đã …. tỉnh cơn mê. Nếu cứ yêu Quang khác nào chạy theo chiếc bóng, để rồi không có được gì cả.
Vuốt những giọt nước lạnh đọng ngoài thành ly, Mai Phương nói tiếp :
– Chị bằng lòng với hiện tại, không tình yêu, không cảm xúc nhưng đầy đủ vật chất, nhờ có gã chồng hờ chi tiền rất sộp.
Nhìn vẻ mặt của Phương, Lam Uyên biết cô nói cứng thế thôi, chớ trong lòng chắc đang buồn khổ vì chưa quên được Quang. Uyên nhẹ nhàng lảng sang chuyện khác :
– Tú Anh và Liễu Minh thế nào hả chị Phương ? Chắc hai người cũng tìm được những ông chồng tốt ?
– Liễu Minh lấy một công nhân xây dựng, bề ngoài trong cũng xứng với nó. Còn Tú Anh thì … tội nghiệp, nó gặp một ông sáu mươi tuổi, già hơn cả ba nó. Nhưng là chị của năm đứa em nhỏ nên Tú Anh muốn hy sinh cho các em. Có điều bị bạn bè trêu chọc, rồi thấy lão chồng già không có tình cảm, chỉ biết bỏ tiền ra … mua vợ, nên nó vừa buồn vừa chán … dạo nầy nó bày đặt uống rượu mới khổ chứ.
Lam Uyên hỏi :
– Ở đây còn vậy, tới lúc qua Đài Loan không biết ra sao ? Họ bỏ ra một số tiền lớn để cưới một cô vợ, có bao giờ người ta sử dụng vợ mình như một món hàng để mua đi bán lại không ?
Mai Phương cay đắng :
– Ai mà biết chuyện gì sẽ xảy ra khi đi theo người ta về xứ. Chuyện gì cũng có thể được hết. Biết người ta bỏ tiền ra mua mà vẫn chịu, thì hãy nghĩ tới lúc họ bán mình để lấy tiền lại.
– Như vậy lấy chồng theo kiểu nầy phiêu lưu quá ! Chị có nghĩ thế không ?
Mai Phương im lặng, Uyên có cảm giác chị ta né câu trả lời.
Liếc nhìn đồng hồ, Phương nói :
– Bây giờ chị phải về sửa soạn đi ăn cơm khách với ông xã. Chị còn đến công ty nầy dài dài, đòi tiền chưa xong là chị còn đến nữa.
Lam Uyên lững thững bước theo Mai Phương, trước khi leo lên xích lô, Phương trầm giọng :
– Đừng bao giờ đi theo con đường của chị. Đừng bao giờ.


Mẹo: Bạn có thể sử dụng trái, phải, A và D phím bàn phím để duyệt giữa các chương.