Tâm Lý Học

Chương 2: C2: 2. Thế Nào Là Tâm Lý Bất Thường?



Các bạn đang đọc truyện Chương 2: C2: 2. Thế Nào Là Tâm Lý Bất Thường? miễn phí tại medoctruyenchu.com. Hãy tham gia Group của truyện mới, truyện full, Truyện chữ Miễn Phí Hằng Ngày trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!

****************************​

Abnormal Psychology – Tâm lý bất thường

Có rất nhiều nguời nghĩ bệnh tâm thần chỉ xảy ra với một ít người không may mắn và không ngờ rằng nó có thể xảy ra với chúng ta hay những nguời mà chúng ta yêu mến. Thật sự các bệnh về tâm lý không hiếm gặp. Cứ mỗi bốn người thì sẽ có ít nhất hai người từng trải qua các loại tâm lý bất thường nghiêm trọng như nghiện rượu, trầm cảm, hoặc ngay cả tâm thần phân liệt. Như những vấn đề sức khoẻ khác, tôi, bạn, và tất cả mọi người xung quanh chúng ta đều có thể mắc bệnh tâm thần và bị ảnh hưởng bởi chúng.

Lâu rồi có một bạn hỏi tôi, căn cứ vào tiêu chuẩn nào thì xác định một người có bình thường hay không? Các bạn nghĩ như thế nào?

Thực ra câu trả lời là không. Chúng ta không có bất kỳ tiêu chuẩn, thước đo nào cho sự bình thường hay bất thường cả.

Tuỳ theo từng xã hội mà những hành vi được coi là bất thường khác nhau.Ví dụ ở các nước Hồi giáo, đàn ông được quyền lấy đến 4 người vợ, trong khi ở nuớc ta, hành vi đó được coi là không bình thường và coi thường luật pháp. Từ ví dụ trên, ta có thể nói rằng hành vi bất thường là những hành vi đi ngược lại với những tiêu chuẩn, đạo đức xã hội.

Nhưng một câu hỏi khác đặt ra, cần bao nhiêu hành vi bất thường thì mới có thể xác định được người đó có tâm lý bất thường hay không? Lady Gaga mặc một bộ váy thịt đi dự lễ vậy, hành động đó rõ ràng là không bình thường vậy cô ta có vấn đề gì về tâm lý hay không?

Jerome Wakefield của trường đại học Rutgers (trường tôi đang theo học) đã đề xuất một định nghĩa được sử dụng rộng rãi khi nói về tâm lý bất thường, theo ông một nguời được coi là mắc chứng bệnh tâm thần phải thuộc một trong hai trường hợp sau:

Một số cơ quan hay cơ chế sinh học trong cơ thể họ không thể vận hành một cách bình thường. Các cơ chế đó bao gồm cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức…
Có tình huống gây hại đến bản thân trực tiếp hay gián tiếp theo tiêu chuẩn xã hội của người đó. Những hệ quả xấu này được đo dựa trên việc nguời đó bị ảnh huởng như thế nào (mệt mỏi, khó chịu, đau đớn) hoặc sự khó khăn khi phải đáp ứng yêu cầu nhỏ nhặt nhất trong xã hội.
Do đó bệnh tâm thần được định nghĩa dựa trên sự rối loạn gây hại đến người bệnh. Chức năng của nhận thức là tiếp thu và đón nhận sự vật sự việc theo cách mà chúng ta chia sẻ với mọi nguời xung quanh, suy nghĩ lý trí và giải quyết tình huống. Sự rối loạn trong bệnh tâm thần là hậu quả của việc suy nghĩ, giao tiếp, cảm xúc, nhận thức và động lực bị gián đoạn và người không nhận ra hoặc không có khả năng liên kết chúng lại với nhau.

Vì thế, dựa vào định nghĩa trên thì Lady Gaga chỉ là một nguời có hành vi bất thường chứ cô hoàn toàn không có vấn đề gì về tâm lý cả. Cô giao tiếp suôn sẻ, cảm xúc dạt dào, vẫn đi hát và làm việc bình thường.

Các bạn đã hiểu định nghĩa về tâm lý bất thường chưa? Nếu rồi thì hãy cùng tôi áp dụng vào trường hợp duới đây nhé:

Kevin và Joyce đã kết hôn được tám năm trước khi họ tìm đến nhà tâm lý để nhờ giúp đỡ cho cuộc hôn nhân của họ. Joyce đã 34 tuổi là nữ y tá trẻ em và giờ đang mang thai đứa con đầu lòng được sáu tháng. Kevin, 35 tuổi, đang chuẩn bị kết thúc ba năm công việc thủ thư tại một thư viện trường đại học gần nhà. Joyce cực kỳ lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Kevin bị mất việc làm nhất là khi con của họ chuẩn bị chào đời.

Nhà tâm lý học nhanh chóng nhận ra những hành vi khác người của Kevin. Trong buổi gặp đầu tiên. Joyce kể về một tình huống dẫn đến cuộc cãi nhau nảy lửa giữa hai người. Ngày hôm đó sau khi ăn chưa ở chỗ làm, Kevin cảm thấy ngực mình rất đau như bị ai đâm và cả khó thở. Anh lo lắng chạy đến phòng cấp cứu của bệnh viện nơi cô làm việc. Bác sĩ không phát hiện ra điều gì bất thường ở anh dù cho cô đã làm hết các loại xét nghiệm nên đành cho anh thuốc an thần và để anh về nhà nghỉ ngơi. Tối hôm đó khi Joyce về đến nhà, anh bảo với cô rằng anh nghi ngờ mình đã bị hạ độc và hung thủ chính là cấp trên của anh. Đến tận bây giờ anh vẫn tin như vậy.

Niềm tin đó của Kevin đã khiến viên tâm lý học cực kỳ lo lắng về tình trạng sức khoẻ tâm lý của anh. Joyce nhận ra rằng suy nghĩ “bị trúng độc” là điên rồ nhưng cô không cho đó là bằng chứng chứng minh Kevin có vấn đề về tâm lý. Cô quen Kevin đã 15 năm và như cô được biết thì anh không có niềm tin kỳ lạ nào cả ngoại trừ chuyện “suy nghĩ nhiều và nhạy cảm quá mức”. Hơn nữa cái mà cô quan tâm ở đây là tình hình tài chính gia đình và nhấn mạnh rằng đây là lúc Kevin nên đối mặt với hiện thực.

Tình trạng của Kevin ngày càng tệ. Anh gần như thoát ly với mọi người , thường hay ngồi một mình trong căn phòng tối tăm sau bữa ăn. Anh bảo rằng anh gần như đánh mất suy nghĩ của mình. Không phải trí nhớ của anh có vấn đề mà là cảm thấy một phần bộ não của mình không hoạt động nữa. Ở chỗ làm, mặc dù anh đi làm hằng ngày nhưng đa số thời gian anh chỉ ngồi ở bàn và lẩm bẩm một mình. Khi gặp nhà tâm lý, anh thường bắt đầu câu chuyện rồi chợt ngưng lại, im lặng khoảng một thời gian, sau đó nhìn vào người đối diện, cười rồi nhún vai. Anh đánh mất mất dòng suy nghĩ của mình. Câu trả lời của anh đa số không đi vào chủ đề chính.

Tất cả những triệu chứng trên, không thể diễn đạt giao tiếp một cách bình thường, lời nói rời rạc tối nghĩa, bị ảo tưởng tin rằng có người hại mình của Kevin đều là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Cuối cùng Joyce cũng phải đồng ý cho anh đi trị liệu vì không còn cách nào khác. Bệnh tình của anh ngày càng có xu hướng nặng thêm.

Bây giờ chúng ta hãy áp dụng định nghĩa về tâm lý bất thường mà tôi đã nói trên vào trường hợp này nhé. Kevin được coi là người có tâm lý bất thường và mắc bệnh tâm thần bởi mọi người có thể nhận ra được các cơ quan, cơ chế chịu trách nhiệm nhận thức, suy nghĩ và giao tiếp không thể vận hành bình thường. Sự gián đoạn hoạt động của các cơ chế này chính là nguyên nhân gây ra ảo tưởng mình bị hạ độc và nói năng lộn xộn, chẳng đâu vào đâu của anh. Sự rối loạn ấy gây tổn hại đến khả năng phán đoán của anh ta với các mối quan hệ xoay quanh trong cuộc sống, hôn nhân với Joyce, nghĩa vụ của một người cha, và biểu hiện ở nơi làm việc.

Tuy nhiên không phải sự rối loạn nào cũng gây ra bệnh, chỉ có những sự rối loạn gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, cơ thể của một người thì mới được coi là bệnh. Ví dụ như vì một sự rối loạn nào đó mà bạn sinh ra với các ngón chân dính liền nhau thì tình huống này không thể coi là bạn mắc bệnh vì việc các ngón chân dính liền nhau không gây hại gì đến việc bạn suy nghĩ, đi lại, giao tiếp , làm việc, hoà đồng với xã hội, ngoại trừ một chút khó khăn khi đi lại.

Đối với bệnh tâm thần, thời gian phát bệnh cũng rất quan trọng vì bệnh tâm thần được xác định dựa vào khoảng thời gian dài hay ngắn của những hành vi bất thường ấy. Với một số bệnh thì các triệu chứng phải liên tục xuất hiện trong vòng 3, hoặc 6 tháng thì mới được coi là mắc bệnh.

Vậy thì chúng ta có cách nào xét nghiệm xem một người có bị mắc bệnh hay không?

Đáng tiếc là hiện tại các nhà tâm lý học cũng như bác sĩ tâm thần không có bất kỳ xét nghiệm nào để có thể chắc chắn rằng nguời được xét nghiệm bị bệnh hay không bởi vì nguyên nhân, cũng như quá trình gây ra các bệnh lý vẫn chưa được phát hiện và vẫn còn đang nằm trong phần nghiên cứu. Không giống như các bác sĩ ở các chuyên ngành khác, bác sĩ tâm thần và các nhà tâm lý học bất thường phải dựa trên việc quan sát hành vi của một nguời và những gì người đó trải qua để có thể chẩn đoán căn bệnh mà anh hay cô ta mắc phải.

Trong luật pháp, “bị điên” là một từ coi như hợp pháp quyết định xem tội phạm có nên bỏ tù cho hành vi phạm tội của anh ta hay là phải đưa đến bệnh viện điều trị vì anh ta có vấn đề tâm thần. Nếu Kevin sát hại bác sĩ tâm thần chữa trị cho mình bởi ảo tưởng cho rằng vị bác sĩ đó đang làm hại mình thì hội đồng thẩm phán có thể phán anh ta “vô tội bị điên.”

Hôm bữa có một bạn nhắn tin cho mình hỏi rằng tại sao đồng tính được đưa ra khỏi danh sách cách bệnh tâm thần và cô giáo dạy Sinh của bạn nói những nguời không phải đồng tính mà lại chọn quan hệ với những nguời cùng giới thì những người đó có vấn đề về tâm lý, vậy cô nói đúng hay là sai?

Sao khi đọc xong và hiểu được định nghĩa tâm lý bất thường thì tôi nghĩ bạn có câu trả lời riêng của mình rồi.

Vào năm 1974, tổ chức bảo vệ quyền nguời của những người đồng tính đã biểu tình phản đối truớc nơi tổ chức họp thường niên giữa các nhà tâm lý và những nguời viết ra cuốn sách về các bệnh lý tâm thần (DSM) cảm thấy ấn tuợng trước những nỗ lực, sức ảnh huởng của những người đồng tính với xã hội. Trong cộng đồng, nhóm người đồng tính có thể hoà nhập và hoạt động không khác gì những nguời dị tính cả, sự cống hiến của họ đối với xã hội ngày càng rõ rệt hơn và tiếng nói của họ ngày càng có trọng luợng hơn.

Đối với nguời đồng tính thì họ không nằm trong hai trường hợp xác định tâm lý bất thường. Các cơ quan trong cơ thể họ vẫn hoạt động bình thuờng. Họ vẫn đáp ứng được những yêu cầu xã hội về con nguời, việc làm… nên không thể coi họ là những nguời có tâm lý bất thuờng. Chỉ là phuơng huớng tình dục của họ thiên về đồng tính hơn là dị tính. Đồng tính có thể là từ khi sinh ra đã như vậy, hoặc sau khi họ trải nghiệm một số chuyện trong cuộc sống rồi thành đồng tính, những nguời này hoàn toàn có thể quay lại cuộc sống dị tính nếu họ muốn, quyền lựa chọn là ở họ. Chúng ta không thể dựa trên sự lựa chọn tình dục của họ, bỏ qua các mặt khác như cống hiến trong xã hội, quan hệ với những nguời xung quanh, cung cách làm người mà nói rằng họ bị tâm thần vì không lựa chọn như chúng ta được.

Nhà tâm lý học Sigmund Freud, đã đưa ra một giả thuyết rằng con nguời sinh ra là song tính, trong quá trình truởng thành dựa vào những yếu tối bên ngoài (môi trường, xã hội..) hoặc bệnh trong (mong muốn của bản thân) mà chọn xu huớng tính dục cho mình. Một số nguời cảm thấy vui vẻ nếu là dị tính, cò một số nguời họ thấy hạnh phúc hơn nếu là đồng tính. Điều đó không là gì sai khi họ vẫn biết giữ mình truớc những cám dỗ và mặt xấu của xã hội.

Cre: hiroshimi.wordpress.com


Mẹo: Bạn có thể sử dụng trái, phải, A và D phím bàn phím để duyệt giữa các chương.