Tâm Lý Học

Chương 24: C24: 24. Tội Phạm Có Tổ Chức Và Tội Phạm Không Có Tổ Chức



Các bạn đang đọc truyện Chương 24: C24: 24. Tội Phạm Có Tổ Chức Và Tội Phạm Không Có Tổ Chức miễn phí tại medoctruyenchu.com. Hãy tham gia Group của truyện mới, truyện full, Truyện chữ Miễn Phí Hằng Ngày trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!

****************************​

Xác định được bản chất của tội phạm là một cách tốt để lập hồ sơ. Với nhiều năm nghiên cứu, FBI đã phát triển một phương thức để phân loại tội phạm thành hai dạng: có tổ chức và không tổ chức. Những phân loại này giúp vạch rõ ra những thể loại, tính cách của tội phạm, những thứ rất cần thiết trong việc thiết lập hồ sơ tội phạm.

Việc phân loại tội ác và tội phạm giữa có tổ chức và không tổ chức lần đầu tiên được giới thiệu dưới dạng là một phân loại cho “ham muốn sát hại” bởi đặc vụ FBI Hazelwood và Douglass vào năm 1980. Tuy nhiên, sau đó nó còn bao rộng cả những yếu tố khác ví dụ như “chọn lựa nạn nhân, phương thức khống chế nạn nhân, và hệ quả của tội ác.” Bây giờ, nó còn dùng trong nhiều loại tội ác khác như phóng hoả và cuỡng bức.

Trong nghiên cứu của FBI về một số tội phạm có tổ chức và không có tổ chức, có bốn điểm khác biệt đáng chú ý nhất được liệt kê ra. Đó l:

Hành vi của kẻ sát nhân trong khi lúc thực hiện tội ác.
Đặc điểm của nạn nhân,
Loại phương tiện giao thông được sử dụng trong vụ án.
Loại bằng chứng có ở hiện trường vụ án. Bảng dưới đây liệt ra những đặc thù có thể có của tội ác có tổ chức và không tổ chức.

Bảng 1: Những điểm khác biệt ở hiện trường vụ án giữa có tổ chức và không tổ chức (Lấy từ Thông báo tới các cơ quan pháp lý FBI, năm 1985)

Có tổ chức

Không tổ chức

Vụ án được lên kế hoạch từ trước    Tội ác bộc phát
Tội phạm lừa bịp, dụ dỗ một người lạ mặt mà hắn đã nhắm là mục tiêu    Thường thì nạn nhân chỉ ngẫu nhiên có mặt ở tại địa điểm khi vụ án xảy ra
Thấu hiểu nạn nhân, cảm nhận được cảm xúc của nạn nhân    Dùng bạo lực quá mức để không nghĩ nhiều về nạn nhân

Tạo nên một cuộc đối thoại có khống chế với nạn nhân trước khi hành động    Không đối thoại hoặc đối thoại rất ít với nạn nhân
Hiện trường vụ án phán ánh sự khống chế toàn cuộc của hung thủ    Hiện trường vụ án khá lộn xộn và ngẫu nhiên
Đòi hỏi sự phục tùng từ nạn nhân    Đột ngột bạo lực với nạn nhân
Đồ vật dùng để kiềm chế nạn nhân được sử dụng (ví dụ dây trói, băng gạc…etc)    Sử dụng ít đồ vật để khống chế nạn nhân
Có một số hành động hung bạo trước khi giết nạn nhân    Hành vi tình dục có thể diễn ra sau khi nạn nhân chết
Thi thể nạn nhân bị giấu đi    Thi thể dễ bị phát hiện
Không bỏ sót hung khí / vật chứng ở hiện trường    Bằng chứng / vũ khí bị bỏ lại ở hiện trường
Vận chuyển hoặc phi tang thi thể nạn nhân ở nơi khác    Thi thể bị bỏ ở hiện trường vụ án

Tội ác có tổ chứ thường có nhiều phương pháp học hơn: Tính ám ảnh, hành vi cuỡng chế thường thấy theo nhiều kiểu khác nhau tại hiện trường vụ án; bằng chứng được dọn dẹp để gây cản trở các nhà điều tra; và thi thể thường được quăng ở nơi khác. Ngược lại, với tội ác không tổ chức thì hiện trường vụ án thường xáo trộn, tội phạm tránh thấu cảm với nạn nhân bằng cách sử dụng quá nhiều vũ lực không cần thiết và tội ác xảy ra khá ngẫu nhiên và không hề có kế hoạch nào để che dấu danh tính tội phạm.

Sau khi phân loại tội ác thành có tổ chức và không tổ chức, thì việc thiết lập hồ sơ chi tiết về tội phạm sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Dữ liệu nghiên cứu từ FBI

cũng cung cấp thông tin về những đặc điểm có thể có về các loại hành vi sau khi thực hiện tội ác của tội phạm có tổ chức và không tổ chức.

Tội phạm có tổ chức:

Đặc điểm cá nhân:

Tội phạm có tổ chức thường có IQ cao (từ 105-125). Có thể thấy được từ hiện trường vụ án, một tội phạm có tổ chức thường có lối sống khá lành mạnh, và ăn mặc theo thời. Hắn đồng thời cũng có hình ảnh tích cực tốt đẹp và tốt trong các mối quan hệ xã hội.

Khi còn nhỏ, hắn trải qua lối giáo dục khe khắt từ cha mẹ, và hắn thường là con đầu hay con thứ hai trong gia đình và có một hình ảnh khá nam tính.

Hành vi sau khi thực hiện tội ác:

Sau khi thực hiện tội ác, tội phạm có tổ chức thường theo dõi diễn biến vụ án thông qua các phương tiện truyền thông. Hắn có thể rời khỏi địa phương, đến một nơi rất xa để tránh bị bắt giữ. Tội phạm có tổ chức thường khó bị bắt hơn.

Phương pháp thẩm vấn:

Tội phạm có tổ chức rất thông minh nên họ có thể đoán được những câu hỏi của nhà điều tra và chuẩn bị những câu trả lời sao cho thích hợp với tình huống của họ từ trước. Thẩm vấn một đối một tốt hơn và cũng tốt hơn nếu nhà điều tra hỏi thẳng và trực tiếp khi thẩm vấn.

Tội phạm không tổ chức:

Đặc điểm cá nhân:

Hầu hết tội phạm không tổ chức là nam giới. Bản chất của hiện trường vụ án phản ánh các hoạt động thường ngày của hắn và môi trường xung quanh hắn, bao gồm nghề nghiệp (nếu hắn có đi làm), nhà cửa, tài sản, quần áo, cách ăn ở cũng thường không tổ chức. Nói một cách ngắn gọn hơn, hắn ta là kẻ không có tổ chức trong mọi mặt, từ hình dáng bên ngoài, cho đến lối sống cũng như trạng thái tâm lý.

Một tội phạm không tổ chức điển hình thường có IQ duới mức trung bình (từ 80-95). Họ cũng thường là người hướng nội và không vận động nhiều. Thời thơ ấu, nhiều tội phạm loại này bị bạo hành thể xác lẫn tinh thần. Cha của họ (nếu có mặt) thường thất nghiệp hay có công việc không ổn định. Bạn bè và hàng xóm thường nhận xét về họ như là “kỳ quái”, hình ảnh về người đàn ông cô độc, không phải bởi vì anh ta thật sự muốn ở một mình mà bởi vì sự cách ly của xã hội. Anh ta có trí thông minh hạn chế và thường có những công việc không đòi hỏi kỹ năng cao.

Tội phạm dạng này thường không có khả năng lên kế hoạch phạm tội. Thường thì hành vi tội ác của hắn thường xảy ra trong lúc nóng giận không kiềm chế được cảm xúc hay đại loại như thế. Hắn không có thời gian hay chuẩn bị sẵn kế hoạch nào để phạm tội.

Hành vi sau khi phạm tội:

Sau khi phạm tội, tội phạm không tổ chức thường đổi địa chỉ hoặc công việc, nhưng hắn không thể dời đi quá xa bởi vì hắn chỉ cảm thấy thoải mái với những nơi mà hắn quen thuộc.

Phương pháp thẩm vấn:

Tốt nhất nên dùng cách tiếp cận thông qua khơi gợi quan hệ đối với tội phạm loại này. Đây là bước khởi điểm rất tốt cho nhà điều tra thấu cảm với tội phạm và xây dựng một mối quan hệ cá nhân tích cực để lấy được lời khai vụ án. tội phạm không tổ chức thường có xu hướng là người về đêm nên buổi thẩm vấn tốt nhất nên diễn ra vào lúc tối.

Tuy nhiên, vào năm 2012, Petherick và Turvey cũng chỉ ra những bất lợi trong việc áp dụng phương pháp này. Họ quan tâm về việc phân loại hung thủ chỉ dựa trên hình ảnh từ hiện trường vụ án. Điều này có thể khiến việc điều tra đi lạc hướng. Họ cũng chỉ ra hiện trường vụ án có thể bị sắp xếp như thể đây là vụ án không tổ chức, đặc biệt là khi tội phạm bị cản trở hoặc nóng giận.

Cre: Hiroshimi.wordpress.com


Mẹo: Bạn có thể sử dụng trái, phải, A và D phím bàn phím để duyệt giữa các chương.