Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)

Chương 212: Ngoại truyện 31



Mấy năm nay, Đại Tấn triều thông qua việc cắt đất, hợp nhất nam bắc, tô thuế tăng, tích lũy vốn liếng phạt phương Bắc.

Thời gian chinh phạt phương Bắc đã đến.

Vấn đề bây giờ là phía bắc sông Trường Giang, ngoại trừ dân tộc Tiên Bi Mộ Dung thị vừa mới tiêu diệt nước Ngụy lập ra nước Yên, còn có một nước Tần khác do dân tộc Đê thành lập ở đất Quang Trung (*), lịch sử gọi là Tiền Tần.

(*) Quan Trung: Lưu vực Sông Vị, ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc

Tiền Tần ra đời nhân lúc nước Triệu nội gián, nước Ngụy mới lập còn hỗn loạn.

Lần này lại khôi phục thời đại thiên hạ chia ba phần, nước Tần, nước Yên và Đại Tấn.

Nhưng mà với thực lực trước mắt của Đại Tấn, cùng một lúc đánh nước Tần và nước Yên là không thể, vì vậy chỉ có thể lựa chọn một trong hai.

Chọn ai?

Tất nhiên là chọn quả hồng mềm có thể bóp rồi!

Đại Tấn đã chọn nước Tần.

Thứ nhất, nước Tần trông có vẻ “mềm”. Thứ hai, Lạc Dương, kinh đô cũ của Đại Tấn đang nằm trong lãnh thổ của nước Tần, nếu có thể lấy lại được Lạc Dương, thì đối với Đại Tấn mà nói, đó không chỉ là chiến thắng cuộc chiến, mà còn có rất nhiều ý nghĩa.

Sau đó Đại Tân quyết định chinh phạt Tần.

Hoàn Ôn có kinh nghiệm chinh phạt nước Thục, tự xin đi chinh phạt Tần, đánh Quan Trung, thu phục Lạc Dương. Thái hậu Chử Toán Tử đồng ý.

Hoàn Ôn mang bốn mươi nghìn quân xuất phát từ Tương Dương. Vốn có thêm một đội quân chinh phạt phương bắc tiếp ứng, nhưng nước Yên thấy Đại Tấn chinh phạt Tần, tất nhiên tuyến phòng thủ trống rỗng, cho nên nhân cơ hội đem quân đi đánh Đại Tấn.

Em trai Tuân Tiễn, phò mã của công chúa Tầm Dương, thứ sử Duyện Nhị Châu đưa quân đi bảo vệ Đại Tấn, giao chiến với quân đội nước Yên, chém chết đại tướng Vương Đằng và Mộ Dung Lan của nước Yên.

Về phần Hoán Nương và Chu Phủ đã đi đâu, kể từ khi sau khi Hoàn Ôn chinh phạt đất Thục, vợ chồng hai người vẫn luôn trấn thủ ở Tây Thục, giữ gìn hòa bình ở đây. Muội muội công chúa An Định của Thanh Hà và phế đế mười tuổi đến đất Thục sống ẩn dật, chính là do Tuân Hoán tự mình sắp xếp.

Tuân Tiễn bảo vệ biên cương Đại Tấn, nhưng bởi vì bị thương mà rút lui, năm sau thì chết vì bệnh, lúc đó chỉ mới ba mươi tám tuổi. Thật sự là ông trời ganh tỵ anh tài. Hắn và công chúa Tầm Dương còn chưa có con nối dõi. Sau khi Tuân Tiễn chết, công chúa Tầm Dương không tái giá, lặng lẽ canh giữ linh cữu người chồng năm đó đã từng đào hôn.

Tuân Tiễn giống như chị gái Tuân Hoán, đều là thiếu niên thành danh. Đáng tiếc tuổi thọ quá ngắn, Đại Tấn lại mất đi một tướng tinh (*).

(*) Tướng tinh: Chính là ngôi sao giữa trong tam hợp và nếu gặp đúng người tướng tinh bạn sẽ thấy họ mạnh mẽ và oai hùng. Trong mệnh tử vi, tướng tinh vượng tướng và có thể dùng thần trợ mệnh để có đường quan sáng lạn tiến chức. Ở đây ngụ ý Tuân Tiễn là một nhân tài, nếu còn sống sẽ là con đường sáng lạng, giúp ích nhiều cho Đại Tấn.

Tất nhiên đây đều là sau này. Lúc Tuân Tiễn chiến đấu với nước Yên, Hoàn Ôn dẫn bốn mươi nghìn quân chinh phạt phương Bắc, Tiền Tần phái năm mươi nghìn quân chặn đường.

Dấu chân dẫm trên đất quê hương, bao năm rồi chưa trở về?

Tinh thần của đội quân phạt Bắc hừng hực, thế mạnh như chẻ tre, liên tiếp giành thắng lợi.

Khi quân của Đại Tấn giết đến Hán Trung, Trường An Lạc Dương gần trong gang tấc. Bách tính Trung Nguyên còn sót lại trong Hán Trung nhốn nháo dâng nước và lương thực, khóc nói: “Không nghĩ đến lúc còn sống có thể nhìn thấy quan quân!”

Nhìn những người già tóc trắng bạc phơ, còn có những thiếu niên chưa bao giờ thấy quân Đại Tấn, Hoàn Ôn cảm thấy thành tựu. Chuẩn bị nhiều năm, cuối cùng quân đội Đại Tấn bước vào Quan Trung, trở về quê hương. Hắn uống nước mà người dân dâng lên: “Không sợ, chúng ta sẽ bảo vệ các ngươi.”

Giây phút này, Hoàn Ôn cảm thấy bản thân cố gắng cả nửa đời này đều xứng đáng.

Hoàn Ôn thừa thắng xông lên, thề sẽ vượt sông Bá, tấn công Trường An.

Nhưng Vương Duyệt đã phái người vội vàng truyền tin cho Hoàn Ôn, muốn hắn ta lập tức khải hoàn trở về.

Đội quân chinh phạt phương Bắc của Hoàn Ôn tiến vào Tiền Tần quá xa, đội quân vận chuyển quân lương đều liên tiếp bị quân Tần chặn cướp, không thể vận chuyển đến được.

Vốn Tuân Tiễn là người mang quân đi hộ tống lương thực tiếp ứng cho Hoàn Ôn, lại bị quân Yên kéo đi đánh trận, không thể thoát thân ra được.

Kết quả là Hoàn Ôn phải đối mặt với vấn đề lương thực.

Trong tay Vương Duyệt có lương thực, nhưng không có quân đội áp tải. Lương thực cuối cùng cũng bị nước Tần chặn cướp, dùng bánh bao đánh chó, một đi không trở lại.

Nhân mã cạn lương thực, sẽ mất đi sức chiến đấu, chỉ cần tinh thần là không đủ.

Vì vậy Vương Duyệt muốn Hoàn Ôn nhanh chóng trở về.

Nhiệt huyết của Hoàn Ôn đã bị dội một chậu nước lạnh.

Nhìn thành Trường An đối diện với sông Bá, Hoàn Ôn không cam tâm!

Thầy à, lần này ta không nghe lời người rồi.

Hoàn Ôn xé thư của Vương Duyệt, ném vào sông Bá, lệnh cho toàn quân thu hoạch lúa mì chưa chín ở Quan Trung, làm quân lương.

Vương Duyệt nhận được tin từ sứ giả, biết Hoàn Ôn không nghe lời, còn hạ lệnh thu hoạch lương thực ở Quan Trung, mặt biến sắc: “Hoàn Ôn quá nóng nảy, lần này sẽ chuyển thắng thành bại. Quân Tần đã thấy Hoàn Ôn đang thu hoạch lúa mì chưa chín, sẽ biết quân Đại Tấn đang thiếu lương thực.”

Qủa nhiên nước Tần đã ra lệnh thu hoạch trước tất cả lương thực ở Quan Trung, vườn không nhà trống, ngay cả một cọng cỏ cũng không có.

Đội quân của Hoàn Ôn hết lương thực, buộc phải giết ngựa làm thức ăn.

Giết ngựa ảnh hưởng đến sĩ khí, quân Tần nhân cơ hội tấn công, quân Đại Tấn đại bại.

Hoàn Ôn bất đắc dĩ, đành phải rút lui. Trên đường đi, ba nghìn bách tính ở Quan Trung kéo con trai con gái đi, tự nguyện đi theo quân đội Đại Tấn đến Giang Nam. Ở phía bắc là thiên hạ của các dân tộc khác tranh giành, sự tồn tại của người Hán ngày càng trở nên khó khăn, còn không bằng đến Giang Nam tìm đường sống.

Hoàn Ôn đã bảo vệ ba nghìn bách tính ở Quan Trung khải hoàn trở về triều. Trên đường trở về, không ngừng bị quân Tần tập kích. Quân đội của Hoàn Ôn chết hơn một nửa, đưa hai mươi nghìn tàn binh và ba nghìn bách tính Quan Trung về nước.

Lần chinh phương Bắc lần này mặc dù không giành được thắng lợi, nhưng Hoàn Ôn nổi tiếng Đại Tấn vì câu nói “Không nghĩ đến lúc còn sống có thể nhìn thấy quan quân” của ba nghìn bách tính Quan Trung.

Dù sao thì Hoàn Ôn dẫn theo bốn mươi nghìn quân, đạt được thành tích thiếu chút nữa đánh đến Trường An đã là rất tốt rồi. Phía đông Trường An chính là Lạc Dương.

Vì vậy tuy Hoàn Ôn bại trận nhưng vẫn được vinh danh. Uy tín và danh tiếng của ông trong dân chúng và quân đội Đại Tấn nhất thời không ai sánh bằng.

Vương Duyệt và Hoàn Ôn lại gặp nhau. Hoàn Ôn không còn cung kính và ngoan ngoãn như trước nữa: “Ta không sai, Trường An ở ngay trước mặt, có thể lấy được trong tầm tay. Nếu là sư phụ người, người cũng không sẽ không rút lui. Không đánh một trận thì làm sao biết mình không làm được? Nếu thử cũng không dám thử, vậy thì ta cố gắng nửa đời này là vì cái gì? Nếu lại cho ta một cơ hội nữa, ta vẫn sẽ lựa chọn tấn công, tuyệt không lui binh.”

Vương Duyệt nói: “Nhưng ngươi có nghĩ đến hai mươi nghìn quân chết ở Quan Trung, thật ra bọn họ không cần phải chết. Nếu ngươi nghe lời ta, kịp thời rút lui, không phái quân đi thu hoạch lương thực của Quan Trung, bứt dây động rừng, ngươi hoàn toàn có thể dẫn bốn mươi nghìn quân đi, đưa bốn mươi nghìn quân về, còn mang thêm ba nghìn bách tính người Hán. Ngươi cũng có thể danh tiếng vang xa.”

Vương Duyệt nhìn thẳng vào mắt Hoàn Ôn: “Ngươi nói ngươi phải đánh một trận, nhưng ngươi không dùng tính mạng của ngươi để đi đánh, ngươi để cho hai mươi nghìn quân Đại Tấn chết ở nơi đất khách quê người, hài cốt không còn. Rõ ràng ngươi có thể tránh được điều đó, nhưng ngươi hết lần này đến lần khác chọn mạo hiểm. Tướng quân của một đất nước, không được có có tư tưởng đánh bạc, phải biết rằng ngươi đang dùng tính mạng người khác đánh cược, phải thận trọng.”

Với sự gia tăng của địa vị và quyền lực, dã tâm của Hoàn Ôn bành trướng rồi.

Ánh mắt của Hoàn Ôn không chịu thua: “Chiến tranh là phải có người chết, là phải dùng tính mạng đi đánh. Đại Tấn chết hai mươi nghìn quân, không phải nước Tần cũng chết hai mươi nghìn quân sao? Sư phụ, người già rồi, cũng trở nên sợ đông sợ tây rồi. Nếu ta không thể lưu tiếng thơm, vậy chính là để lại tiếng xấu cho đời sau. Chỉ cần ta luôn có ý chí tiến thủ, lưu tiếng thơm và để lại tiếng xấu muôn đời, hai kết cục này, ta đều bằng lòng. Thứ duy nhất ta sợ, chính là bị người khác lãng quên, sống một đời tầm thường.”

Lần đầu tiên thầy trò tan rã trong không vui.

Sau khi Hoàn Ôn rời đi, Thanh Hà đi ra từ phía sau tấm bình phong, an ủi: “Đừng tức giận, Hoàn Ôn chỉ là một Vương Đôn khác mà thôi. Quyền lực ăn mòn lòng người. Hơn mười năm qua, từ Lạc Dương đến Kiến Khang, người như vậy chúng ta thấy quá nhiều rồi. Chỉ có phụ thân chàng là không thay đổi. Ai có thể kháng cự lại sức hấp dẫn của quyền lực chứ?”

Trong nhiều năm qua, Hoàn Ôn từ chinh phạt đất Thục, đến ngăn cản sĩ tộc bá chiếm sông núi, đến ủng hộ việc cắt đất, mỗi một việc đều làm rất tốt, vì nước vì dân.

Nhưng một khi hắn nắm trong tay quyền lực, lần đầu tiên hành quân chinh phạt phương bắc đã thay đổi rồi.

Giống như lời Thanh Hà nói, rõ ràng lại là một Vương Đôn khác.

Vương Duyệt nhẹ nhàng ôm Thanh Hà, bắt đầu nhớ cha Vương Đạo: “Nàng nói đúng, phụ thân của ta là độc nhất vô nhị, sẽ không có ai giống như ông ấy. Hoàn Ôn làm ta thất vọng, nhưng thật may, ta đã sớm chuẩn bị người hãm chân hắn rồi.”

Không lâu sau, danh sĩ Tạ An sống ẩn dật với Vương Hy Chi nhiều năm ở Hội Kê quận, cuối cùng đã đồng ý xuất sĩ làm quan.

Bây giờ hắn ta đã hơn bốn mươi tuổi, vẫn luôn ẩn cư ở Đông Sơn. Triều đình đã nhiều lần chiêu mộ hắn ta làm quan nhưng hắn ta đều từ chối. Nổi tiếng trong các tập thơ, khắp nơi đều là bạn của hắn ta. Lúc Vương Hy Chi đang viết “Lan Đình tập tự”, hắn cũng ở đó.

Đám người Tạ Thượng, Tạ Vạn của Trần Quận Tạ thị đều làm lên chức quan lớn. Duy chỉ có hắn ta là một kẻ nhàn rỗi không có chức quan gì. Ngay cả thê tử Lưu thị cũng không nhịn được hỏi hắn ta: “Chẳng lẽ đại trượng phu không muốn vinh hoa phú quý sao?”

Tạ An che mũi nói: “Điều này… sợ là sau này không thể tránh khỏi.” (Trích: từ “Thế thuyết tân ngữ”)

Người Tạ gia phong thê âm tử (*), Lưu thị không khỏi sốt ruột, thúc giục hắn ta ra làm quan, nói: “Ta không cầu cáo mệnh phu nhân gì đó, nhưng chàng phải có trách nhiệm đối với tiền đồ của con chúng ta. Tại sao chàng không dạy bảo bọn chúng?”

(*) Phong thê âm tử: Công thần thời phong kiến, vợ được ban tước hiệu, con được tập ấm làm quan.

Tạ An nhìn trái nhìn phải nói: “Ta dùng lời nói và việc làm để dạy dỗ bọn chúng, đích thân dạy dỗ rồi đấy.”

Ngay lúc vợ Lưu thị cảm thấy chồng mình sẽ sống cả đời lẩn khuất như vậy, thì thái độ của Tạ An đột nhiên thay đổi lớn, chạy đến phủ của Hoàn Ôn làm một phụ tá nhỏ!

Mọi người trăm triệu lần không nghĩ đến Tạ An tự h4 thân phận, đến làm phụ tá cho Hoàn Ôn, thay vì trở thành một quan triều đình. Chỉ bằng danh tiếng, xuất thân và gia tộc của hắn ta, làm thứ sử, đại quan một phương cũng đều dư dả. Tại sao hắn ta phải làm phụ tá cho Hoàn Ôn?

Tạ An chỉ nhẹ giọng nói: “Ta xem trọng Hoàn công.”

Hoàn Ôn nhận được Tạ An, quả thực là mừng như điên, phong Tạ An làm Tư mã.

Hoàn Ôn nhìn thấy tài liệu do Tạ An viết, rất yêu thích, gặp ai cũng khen: “Đây là toái kim (*) của An Thạch (tên chữ của Tạ An).” Dùng vàng để khen ngợi tài văn chương của Tạ An.

(*) Toái kim: Là từ ẩn dụ chỉ những bài thơ ngắn hay.

Đúng lúc có người đưa dược liệu cho Hoàn Ôn, dược liệu đó tên là Viễn Chí.

Hoàn Ôn hỏi Tạ An: “Tại sao một cây cỏ nhỏ lại gọi là Viễn Chí?”

Một phụ tá ghen tị với Tạ An nói: “Điều này rất đơn giản. Trong núi gọi là Viễn Chí, xuống núi thì gọi là tiểu thảo.” Ý là châm chọc Tạ An “Khó giữ khí tiết tuổi già”, nửa đời thanh cao, hơn bốn mươi tuổi đi làm phụ tá cho Hoàn Ôn.

Mặt già của Tạ An đỏ lên, nhưng không có phản bác. Đi theo Hoàn Ôn không được chùn bước, bày mưu tính kế cho Hoàn Ôn. Hoàn Ôn càng ngày càng tôn kính Tạ An, coi như trân bảo.

Dưới sự hỗ trợ của Tạ An, Hoàn Ôn lần thứ hai chinh phạt phương Bắc, đại thắng, đoạt lại cố đô Lạc Dương!

Nhiều năm không thấy, thành Lạc Dương đã trở thành một đống phế tích, ruộng đất xung quanh hoang vu. Ngày trước đây là nơi phồn hoa nhất thiên hạ, bây giờ đã thành nơi xương trắng phơi ngoài đồng, tiếng gà vắng dặm trường, giống như quỷ vực.

Đoạt lại thành Lạc Dương, tường thành đã sớm sụp đổ, xung quanh đều là đồng bằng, không có địa thế phòng thủ.

Quan trọng hơn cả là, giống như cuộc chinh phương Bắc lần thứ nhất, tiến sâu vào nội địa kẻ địch, lương thảo là một vấn đề lớn. Hoàn Ôn giành được thành Lạc Dương, chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, cổ vũ sĩ khí Đại Tấn, dát vàng lên mặt Hoàn Ôn.

Thành phố Lạc Dương đã chết trong chiến tranh, là một tòa thành chết, cầm cũng không thủ được. Chỉ là tô thêm một nét bút cho chiến công của Hoàn Ôn, chứ không có ý nghĩa thiết thực.

Dưới áp lực lương thực, không lâu sau Hoàn Ôn dẫn quân về Đại Tấn, chỉ để lại hai mươi nghìn quân canh giữ Lạc Dương – Rõ ràng Hoàn Ôn biết hai mươi nghìn người kia sẽ chết, hắn ta vẫn đưa ra quyết định này.

Hắn ta càng ngày càng giống Vương Đôn.

Hai mươi nghìn quân kia, vậy mà dưới tình huống cực khổ không có sự chi viện lương thực, thủ thành được tám năm, mới bị nước Yên tiêu diệt. Lạc Dương lại một lần nữa rơi vào tay kẻ địch.

Có điều Trung Nguyên chưa bao giờ an ổn. Nước Yến đoạt thành Lạc Dương cũng hướng về phía diệt vong – Hoàng đế Phù Kiên của nước Tần dẫn quân đi diệt nước Yên, bắt công chúa Thanh Hà Mộ Dung thị và thân đệ đệ Mộ Dung Xung của công chúa Thanh Hà làm tù binh.

Công chúa Thanh Hà của nước Yến mới mười bốn tuổi, quốc sắc thiên hương, lập tức bị hoàng đế Phù Kiên của nước Tần nhìn trúng, nạp làm phi tử.

Mộ Dung Xung nhìn thấy chị ruột là công chúa Thanh Hà bị Hoàng đế Phù Kiên nước Tần chiếm đoạt, rất tức giận, bước đến ngăn cản. Nhưng hắn ta trăm triệu lần không ngờ, Phù Kiên là vị hoàng đế nam nữ đều không kỵ. Công chúa Thanh Hà xinh đẹp. Mộ Dung Xung năm đó mười hai tuổi đang là tiểu thiếu niên thư hùng mạc biện*, có một mùi vị khác.

*Thư hùng mạc biện: ý chỉ xinh đẹp, không phân biệt được là nam hay nữ.

Phù Kiên nắm chặt cổ tay mảnh khảnh của tiểu thiếu niên: “Công chúa Thanh Hà làm phi tử của ta, ngươi coi như làm nam sủng của ta.”

Kết quả là công chúa và hoàng tử của vong quốc đều trở thành đồ chơi trong tay hoàng đế Phù Kiên nước Tần. Chị gái và em trai hầu hạ một chồng, độc sủng hậu cung.

Thành Trường An có câu ca dao: “Một nam một nữ, bay vào Tu cung*.” (Ghi chú: từ “Tấn thư – Tái ký 40”)

*Tu cung: Tử 紫 nghĩa là màu tím, Tu cung là tên gọi cung vua ở.

– —–oOo——


Mẹo: Bạn có thể sử dụng trái, phải, A và D phím bàn phím để duyệt giữa các chương.