Tâm Lý Học

Chương 34: C34: 34. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (6)



Các bạn đang đọc truyện Chương 34: C34: 34. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (6) miễn phí tại medoctruyenchu.com. Hãy tham gia Group của truyện mới, truyện full, Truyện chữ Miễn Phí Hằng Ngày trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!

****************************​

Chương 6: ẢO TƯỞNG

BÀI CA CHẾT CHÓC

Từ tháng 10 năm 1972 đến tháng 2 năm 1973, một loạt vụ giết người diễn ra ở Santa Cruz, California. Trong số các nạn nhân có bốn người đi cắm trại (bị đồ sát), một thầy tế, một người đàn ông đang đào đất trong vườn, một cô gái trẻ đi nhờ xe, một người quen và vợ của anh ta, cùng một bà mẹ với hai đứa con (cũng bị giết chung). Cảnh sát bắt được tên tội phạm ngay sau khi hắn giết chết nạn nhân thứ mười ba; hắn là Herbert Mullin (ở nhiều nguồn cũng có đọc là Mullen), 25 tuổi.

Sau đó người ta điều tra được hắn đã từng phải nhập viện vào năm 1969 vì hắn đã cạo đầu và tự đốt mình sau khi nghe thấy những giọng nói nhưng đã được thả ra. Nhập viện và xuất viện lần nữa, hắn trở thành kẻ vô gia cư. Theo như lời của hắn, hắn đã ngừng sử dụng thuốc kháng thần và rồi “nghe thấy” một giọng nói thúc giục hắn giết người. Hắn tin rằng Trái Đất “hiểu” rằng tỉ lệ tử quá thấp và đã kích hoạt một thảm họa tự nhiên để chỉnh đốn tình hình. Vì vậy, việc cứu người dân ở California tránh khỏi một siêu động đất nổ ra và nhấn chìm cả bang xuống biển trở thành nhiệm vụ của Mullin. (Đôi lúc hắn còn gọi là “lục địa của tôi”) Hắn có thể làm điều đó bằng cách tạo ra “những thảm họa nhỏ”. Hắn quyết định mình phải “hát bài ca chết chóc” để thuyết phục mười ba người hoặc tự kết liễu hoặc đưa bản thân trở thành vật tế (hắn nói họ truyền đạt ý nghĩ bằng linh cảm tương thông). Với một co dao, một khẩu súng trường, một khẩu súng lục, và một chiếc gậy bóng chày, hắn tấn công nạn nhân một cách ngẫu nhiên cho đến khi cảnh sát bắt được hắn. Được chẩn đoán với bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng, hắn được biện hộ vô tội vì gây án trong tình trạng mất lý trí. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn xét hắn hoàn toàn bình thường về mặt pháp lý và kết án hắn với hai điểm buộc tội ở điều một và tám điểm buộc tội ở điều hai về tội sát nhân (và thêm một điểm buộc tội nữa được thêm vào sau đó).

Rất nhiều kẻ giết người bị loạn tinh thần khi họ thực hiện giết người hàng loạt, nhưng hiếm khi một bồi thầm viên phán họ vô tội vì lý do mất lý trí. Điều đó có thể là do trong một số trường hợp lo ngại liệu khi tội phạm được thả họ có nên được đưa đến giam ở bệnh viện tâm thần hay không. Bên cạnh đó chứng loạn tinh thần, một tình trạng tâm lý, đúng là hông nhất thiết nghĩa là mất lý trí, một định nghĩa hợp pháp. Một người có thể bị ảo tưởng khi phạm tội nhưng vẫn nhận thức được việc mình làm là sai. Đó là lý do luật sư ở cả hai phía đều dựa vào các chuyên gia sức khỏe tâm thần để chứng minh chính xác tội phạm đang có tình trạng tâm lý như thế nào khi phạm tội.

LƯƠNG TÂM CẮN RỨT

Hệ thống hợp pháp là dựa vào việc con người là các tác nhân có lý trí có thể đa phần tự do lựa chọn hành động, và do đó đều có trách nhiệm và có thể bị trừng phạt. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng chắc chắn rằng phần lớn hành vi của con người được quy định bởi các nhân tố vượt ngoài tầm kiểm soát về nhận thức của họ. Do đó, hành vi phạm tội cũng được giảm nhẹ đi phần nào đó, nếu không hoàn toàn. Dù cho một người có thể có actus reus (thực sự thực hiện hành vi), họ có thể không có mens rea (khả năng dự định hành vi, nhận thức cái sai, và nhìn thấy trước được hậu quá). Cả hai tình trạng đều có điều kiện cần là một người phạm tôi.

Chìa khóa tìm thấy trong một vụ khởi tố tội phạm óc liên quan đến yếu tố lý trí là ở tình trạng tâm thần của bị cáo tại thời điểm phạm tội và liệu những bệnh tật mà họ mắc phải có tác động gì đến tội ác được thực hiện hay không. Ý tưởng này là từ người Hy Lạp, nhưng chính xác hơn, từ ngữ biện hộ lý trí của người Mỹ có nguồn gốc từ một vụ án ở Anh vào năm 1843. Daniel MNaghten cảm thấy bị khủng bố bởi những điệp viên tưởng tượng và như một đòn đánh úp, hắn bắn thư ký của Thủ tướng (người nhầm tưởng hắn là Thủ tướng). Hắn đúng là có ý định giết người, nhưng sự sút kém về mặt nhận thức quá lớn nên tòa đã quyết định hắn không nhận thức được hành vi của mình là sai. Đáp trả sự kinh động ngay lập tức đến truyền thông, mệnh lệnh hoàng gia xét lại vụ án và lập ra một tiêu chuẩn về lý trí : “trong thời điểm gây án, bên bị cáo chịu đựng một thiếu sót về lý lẽ, đến từ một bệnh tật trong tâm trí, nên không biết được bản chất và đặc tính của hành vi mình đang làm ; hoặc nếu như họ biết, họ cũng không biết rằng việc mình làm là sai”. Bệnh tật hoặc khiếm khuyết đã lấy đi của con người quyền năng để có thể tự do lựa chọn, và họ không nhận thức được hành vi phạm tội để ngăn chặn.

Ở nước Mỹ, mấy năm qua đã có nhiều lần thử cải cách, bao gồm cả việc thêm khái niệm rằng dù một người có thể nhận thực tính chất tội lỗi của hành vi, họ lại buộc phải thực hiện hành vi. Nói cách khác, khả năng kiểm soát hành vi của một người có thể có vấn đề, điều có thể phát sinh do vài tình trạnh tâm lý nhất định. Một số kẻ giết người hàng loạt vì thế mà được bào chữa là không có khả năng nhận thức hành động sai trái hoặc không có khả năng kiểm soát hành vi. Các chứng rối loạn nhất định thường liên quan đến khiếm khuyết này. Trước khi chúng ta mô tả chúng, hãy so sách một vụ án đã thắng được tuyên án lý trí với một số vụ không thắng được.

LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI

Khi cảnh sát đến cánh đồng 195 héc ta ở ngoại ô Plainfield, Wisconsin, vào năm 1957 để nói chuyện với kẻ cô độc lập dị Edward Gein vì hắn bị nghi ngờ ăn cướp, hắn không có nhà. Họ tìm xung quanh và vào một nhà bếp ngoài trời và phát hiện một xác chết mặc quần áo được treo trên rui mái nhà. Quan sát gần hơn, họ ngạc nhiên khi thấy đó là một cái xác không đầu, thân thể phụ nữ bị rút hết nội tạng, bị treo ngược lên mái nhà. Họ tự hỏi liệu người này có phải người chủ tiệm bị mất tích Bernice Worden. Họ cũng nghĩ về vụ án Mary Hogan, bị bắn và mang đi, mất tích ba năm trước.

Bên trong căn nhà, người ta thấy một cảnh tượng kinh khủng : ghế ngồi được làm bằng da người, một hộp cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ được bảo quản, một hộp khác chưa bốn cái mũi của phụ nữ, một cái dây nịt được làm bằng núm vú, một quả tim ở trong cái túi gần bếp, hộp sọ từ một số đầu lâu, ruột người trong tủ lạnh, mặt nạ da người chết của chín phụ nữ được bảo quản, một bộ da phụ nữ phủ đầy dịch sinh dục, một khuôn mặt và da đầu với tóc đen (sau đó được xác định là của Mary Hogan), đầu của Worden giữa hai tấm nệm, và một đôi môi được treo trên sợi dây. Khi mọi thứ đều được thu thập, có vẻ như là Gein, một người sống ẩn dật được cho là vô hại, có các bộ phận của ít nhất mười lăm người phụ nữ trong nhà hắn. Hắn cũng dùng phòng ngủ của người mẹ quá cố làm điện thờ được giữ gìn hoàn hảo để tưởng nhớ về bà.

Khi bị chất vấn, Gein sẵn sàng thừa nhận lấy trộm các bộ phận trong suốt mười năm qua từ những thi thể phụ nữ vừa chết ở nghĩa trang. Hắn cũng đã giết cả Bernice Worden và Mary Horgan vì họ trông có kích cỡ phù hợp mà hắn cần để làm bộ áo da người (bộ áo hắn mặc để nhảy dưới ánh trăng). Hắn có vẻ như không nhận thức được điều mình làm là sai. Vụ án kì lạ này đã thu hút sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt là với những người nghiên cứu tâm lý học tội phạm, và họ tin rằng Gein được nuôi lớn bởi một người mẹ độc đoán, theo đạo đức chủ nghĩa, nay đã qua đời, sau khi người cha rượu chè và người anh trai đã chết vài năm trước. Bà đã dạy hắn tình dục là điều sai trái và tội lỗi, gây ra sự mất cn6 bằng tâm lý. Vì vậy, hắn rất mơ hồ về vấn đề giới tính. Gein thèm khát đọc những cuốn sách về giải phẫu thi thể người, tục ăn thịt người, và thí nghiệm Đức Quốc xã, và dùng những cái đầu bị teo nhỏ để trang trí nhà cửa (hắn còn cho trẻ em xem chúng).

Tại phiên điều trần vào năm 1958, Gein được phán có bệnh về tâm thần và được ủy thác cho viện tâm thần vô thời hạn. Mười hai năm trôi qua và hắn đinh ninh rằng mình có đủ khả năng để đứng trước phiên tòa về vụ án sát hại Bernice Worden. Thầm phán Tuần tra Robert Gollman phán hắn có tội theo điều một của án sát nhân, nhưng trong thời gian nhận án phạt, hắn lại được phán vô tội do tình trạng mất lý trí và lại nhập viên. Vào năm 1974, hắn làm đơn kiến nghị, nói rằng hắn đã bình phục và nên được trả tự do. Kiến nghị của hắn bị từ chối. Hắn chết do suy hô hấp vào năm 1984 và được chôn cất bên cạnh mẹ mình.

Peter William Sutcliffe không may mắn như vậy. Hắn bị bắt vào năm 1981 sau một cuộc điều tra kéo dài sáu năm ở Vương quốc Anh với tội danh giết người cùng cái tên “Kẻ Đồ tể Yorkshire” (Yorkshire Ripper). Chuyện bắt đầu với một gái mại dâm, và những lá thư được ký tên “Jack Đồ tể” được gửi đến cảnh sát với những lời chế nhạo tương tự. Nhưng những vụ giết người này còn tàn bạo hơn những vụ của Red Jack (tên của Jack Đồ tể), và ít thường xuyên hơn. Một xác phụ nữ tìm thấy ở thành phố Leeds vào năm 1975 được xác định là bị đánh đập vào đầu bằng một cây búa cho đến chết, còn bị đâm ở khắp cổ họng, ngực và bộ phận sinh dục mười bốn lần. Một nạn nhân khác được tìm thấy vào ba tháng sau, rồi thấm thoát đã khoảng một năm khi có bảy vụ giết người trong vòng mười lăm tháng. Tất cả đều bị chém và đánh bằng dùi cui. Trong một số vụ, kẻ giết người cắt bộ phận sinh dục của nạn nhân, và dù những nạn nhân đầu tiên là gái mại dâm, phạm vi nhanh sau đó lại gồm cả các nữ nhân viên và sinh viên đại học. Kẻ Đồ tể cũng chuyển sang dùng tua vít, đâm vào mắt nạn nhân. Có những nạn nhân thoát chết nhưng lại hứng chịu một vẻ ngoài bị biến dạng nặng nề.

Khi bị chất vấn vì bị tình nghi bắt các gái mại dâm, Peter Sutcliffe, 35 tuổi, đã kết hôn, và từng là một nhân viên nhà xác, có sở hữu một búa đầu tròn và hai con dao (hắn đã cố giấu chúng ở các bụi cỏ). Dưới sự thẩm tra của Đội điều tra Sát nhân Đồ tể (Ripper Murder Squad), hắn đã chịu cúi đầu và thừa nhận đã thực hiện hai mươi vụ chém người và mười ba vụ giết người trong vòng mười sáu tiếng hồng hồ. Trong xe tải của hắn, cảnh sát tìm được một lời nhắn : “Trong xe tải này là người đàn ông có một tài năng tiềm tàng mà nếu được giải phóng sẽ có thể làm rung chuyển cả đất nước, cùng với năng lượng sôi sục sẽ khuất phục những ai xung quanh hắn”. Lời biện hộ cho “tình tiết giảm nhẹ” của hắn dựa trên lời khẳng định rằng giọng nói của Thánh thần phát ra từ một ngôi mộ mà hắn đào để giết các cô gái mại dâm : Hắn có một “nhiệm vụ thiêng liêng” (cùng với những viẹc phải làm để trả thù một cô gái mại dâm đã lừa hắn). Cả hai bên đều đồng tình rằng hắn mắc bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng, nhưng hắn vẫn khăng khăng rằng mình hoàn toàn tỉnh táo khi gây án. Hắn bị phán tội giết người với án tù chung thân.

Một trường hợp có vẻ dễ xét xử hơn là loạt vụ giết người có liên quan đến Richard Trenton Chase, “Ma cà rồng ở Sacramento” (the Vampire of Sacramento). Hắn nói rằng mình uống máu người, vì hắn sợ sự phân hủy. Hắn đã phải nhập viện nhiều lần, được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt, và có một tiền sử với cảm giác bận tâm về một điều gì đó không đúng xảy ra với hắn ; ví dụ, hắn đã một lần vào phòng cấp cứu, tìm người đã ăn trộm động mạch phổi của hắn. Hắn cũng từng phàn nàn rằng có xương lòi ra phía sau đầu và dạ dày của hắn bị ngược. Hắn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy, vì hắn lạm dụng loại độc dược này.

Chase bắt đầu bắt và hành hạ mèo, chó, và thỏ, giết để uống máu của chúng. Rồi đến đầu năm 1978, sau khi bắn một người đàn ông chỉ để biết cảm giác như thế nào, hắn bước vào nhà của Teresa Wallin, 22 tuổi, mang bầu ba tháng. Hắn bắn cô ấy hai phát và lôi thi thể cô vào phòng ngủ. Với một con dao, hắn cắt bỏ núm vú cô ấy, mổ xẻ thân trên, và liên tục đâm cô ấy. Hắn cũng cắt bỏ thận và xẻ tụy của cô ấy ra làm đôi. Rổi hắn đặt thận lại vào trong cơ thể người phụ nữ. Sau đó hắn lấy một hộp sữa chua trong thùng rác để có thể uống máu cô gái.

Vào ngày 27 tháng 1, Chase đến một nhà khác và giết chết Evelyn Miroth, 38 tuổi, một anh bạn của cô ấy, và đứa con trai sáu tuổi. Chase cũng lấy đứa con trai sơ sinh của cô ấy khỏi nôi, đập vỡ đầu đứa bé, và mang đứa bé đi với hắn. Trở về nhà, hắn cắt đầu em bé và có thể đã sử dụng một số nội tạng.

Cảnh sát tiếp cận và bắt được hắn khi hắn rời khỏi căn hộ của mình. Trong tù, hắn nói với một tù nhân khác rằng hắn cần máu của các nạn nhân bởi vì sợ bị ngộ độc máu, và hắn cũng đã ngán bắt động vật. Một người có thể nghĩ, với tiền sử bệnh hoang tưởng dày đặc và những mối quan hệ bị lẫn lộn với thực tế, sẽ rất dể để được trắng án do tình trạng mất lý trí, nhưng với vụ án này thì không. Chase bị phán sáu tội ở điều một án sát nhân với án phạt tử hình. Nhưng thay vào đó vài năm sau hắn chết trong tù do dùng thuốc quá liều.

Một vụ án khác còn hiển nhiên hơn, đó là vụ án ở Philadelphia có liên quan đến Harrison “Marty” Graham. Sau khi hắn bị đuổi khỏi căn hộ do có mùi lạ, cảnh sát tìm thấy sáu cái xác phụ nữ đang phân hủy, và một bộ xương thứ bảy đã bị rời các khớp nối. Ban đầu, Graham, 28 tuổi, nói rằng những cái xác đã ở đó khi mà hắn chuyển tới, nhưng sau đó thừa nhận đã vô tình bóp cổ họ đến chết khi quan hệ tình dục. Hắn thường dùng ma túy liều cao. Dù hắn có lời biện hộ về tình trạng mất lý trí và luật sư liên tục nhấn mạnh rằng hắn không có khả năng pháp lý khi từ bỏ quyền lợi của mình, thú nhận, hay đứng trước tòa, nhưng thẩm phán kết án hắn ở tất cả vụ án, bao gồm bảy tội về làm dụng xác chết. Án tử của hắn sau đó cũng được giảm nhẹ thành tù chung thân.

Nhưng Graham thực sự đã có một tiền sử dài với những khiếm khuyết về tâm thần, được công nhận bởi mẹ của hắn và một người mẹ nuôi đã chăm sóc hắn khi hắn hai tuổi đến khi bảy tuổi. Cả hai đinh ninh rằng hắn thường không nắm bắt được điều gì. Hắn không có khả năng học được nhiều, đặc biệt là điều đúng với sai. Một người bạn gái cũ cho rằng hắn thường nói chuyện với những con rối rách rưới, dơ bẩn.

Nhưng bởi vì hắn là một người biết đọc biết viết, hắn có đọc Kinh thánh (và về sau khi ở tù hắn trở thành mục sư được phong chức), tòa cho rằng hắn thông minh hơn là những người xung quanh hắn nói. Mặc dù hắn có khả năng kỳ quái có thể ở chung phòng với những cái xác thối rữa, hắn trông có vẻ hiểu được những việc làm của mình là sai.

RỐI LOẠN TÂM THẦN

Chứng bệnh tâm thần cực độ bao gồm những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, niềm tin kỳ lạ và rối loạn có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chức năng trong công việc và các mối quan hệ của con người ; nó thường cô lập họ. Ở những dạng nghiêm trọng, nó có thể làm người đó trở nên nguy hiểm đối với người khác và/hoặc với chính họ. Từ giữa thế kỷ mười chín, ngành tâm thần học đã thử phân loại các kiểu bệnh tâm thần có ở các cá nhân, và đã được chính thức hóa bằng một số văn bản, đáng chú ý là Phân loại Bệnh tật Quốc tế (International Classification of Diseases – ICD) và Sổ tay Triệu chứng và Thống kê Rối loạn Tâm thần (The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), hiện tại được gọi là DSM-IV-TR. Các chứng bệnh được mã hóa trong cuốn sổ tay này cho các công ty bảo hiểm y tế và các triệu chứng được rút gọn để thuận tiện cho các cuộc đối thoại chuyên môn.

Một chứng thường thấy nhất của rối loạn tâm thần, tâm thần phân liệt (schizophrenia), biểu hiện ở sự rối loạn trong suy nghĩ và lời nói, có lúc khá mãn tính. Bệnh này xảy ra ở nam và nữ như nhau, và thường biểu hiện rõ ở độ tuổi mười lăm đến ba mươi lăm. Người ta cho rằng có một cấu trúc gene quan trọng, cấu trúc quy định khuynh hướng bị bệnh mà một người có thể có và cấu trúc này có khả năng bị gây ra bởi tác nhân ứng suất bên ngoài.

Bệnh tâm thần phân liệt thường làm người bệnh trốn tránh vào những ảo giác và tưởng tượng làm xáo trộn mối quan hệ với thực tế. Ví dụ, “Sát nhân Đường sắt” (Railway Killer) Angel Maturino Resendez, 40 tuổi, cho rằng cưỡng hiếp và giết chín người ở ba bang là nghĩa vụ của hắn, vì họ đều độc ác. Resendez cũng tin rằng hắn có thể đi lại khi đang ngủ, trở nên vô hình, và gây ảnh hưởng đến kiểu khí hậu. Hắn nghĩ rằng lý do hắn tránh được cảnh sát trong hai năm là nhờ tốc độ phi thường và sự bảo vệ từ Thần thánh. Hắn nói chó đánh hơi của cảnh sát không muốn đối diện với “thiên thần nửa sói nửa hổ với bộ dạng của khủng long”. Bồi thẩm đoàn từ chối lời biện hộ với tình trạng mất lý trí và hắn bị phán tội ở điều một án giết người.

Bằng chứng nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của tâm thần phân liệt là sự không bình thường về hóa học hoặc kết cấu của não bộ. Những triệu chứng ban đầu bao gồm cảm giác căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, và mất hứng thú với thứ gì đó. Trong giai đoạn tồi tệ nhất, con người sẽ trải qua những hoang tưởng, ảo giác, hoặc rối loạn lời nói. Có vài người mắc bệnh ngày càng bộc lộ rõ khuynh hướng bạo lực, đặc biệt là những người gặp những lời chỉ đạo ảo giác như Mullen và Sutcliffe nói là đã nghe thấy.

Một kẻ giết người tàn ác vào những năm 1930, Albert Fish, được lực lượng luật pháp chú ý đến khi hắn bắt cóc một cô bé, Grace Budd, người mà hắn đứa đến một “bữa tiệc sinh nhật”. Họ không hề trở về, nhưng sáu năm sau, nhà Budd nhận được một lời nhắn nặc danh, trong đó đó người viết đã mô tả hắn đã giết và nấu Grace thành món súp như thế nào. Fish bị bắt và một cuộc thẩm tra đã vén lên một lịch sử tâm lý học kỳ quái. Hắn từ lâu đã là kẻ cuồng tín mộ đạo với một niềm ham mê trừng phạt. Hắn bí mật đánh bản thân bằng những cái mái chèo có mấu nhọn, đâm kim sâu vào trong háng (và để yên ở đấy), và châm lửa vào một miếng bông tẩm ướt bằng cồn nhét trong hậu môn. Hắn mong muốn tháo rời các ngón tay một cách dữ dội nhưng không chịu đựng được cơn đau. Hắn tin rằng hắn là Abraham của Kinh thánh, và như Chúa đã gọi Abraham hy sinh đứa con trai của mình, Fish quyết định hắn cần phải giết trẻ em. Người ta ước lưỡng rằng hắn đã quấy rối hơn một trăm trẻ em ở hai mươi ba bang (hắn bảo là bốn trăm) và uống máu của một bé trai sau khi thiến em bé. Hắn cũng chém chết một bé trai bằng một con dao, ăn một số bộ phận, nhưng vụ giết Grace Budd mới chính là vụ hắn bị buộc tội và lãnh án tử hình (điều này làm hắn rộn ràng vui sướng) vào năm 1936.

Tâm thần phân liệt là một căn bệnh kéo dài cả đời mà chưa có ai biết cách chữa trị. Thuốc kháng thần có thể giúp làm ổn định hóa học thần kinh não, nhưng phải được dùng dưới sự giám sát chặt chẽ. Có rất nhiều vụ án mà một người đã dừng việc dùng thuốc. Trên thực tế, một số người mắc bệnh tâm thần phân liệt được coi là đủ khả năng để tiếp tục những giai đoạn của quá trịnh phạm tội, bao gồm biện hộ cho bản thân. Colin Ferguson, một người đàn ông với tội giết người hàng loạt trong một giờ cao điểm của một buổi tối ở trên tuyến Đường sắt Long Island, là một ví dụ. Một người khác, một người không đến mức biện hộ cho bản thân là “Kẻ đánh bom Đại học và Hàng không” (Unabomber – đọc tắt của University and Airline Bomber) Theodore John Kaczynski, người đã giết ba người và làm bị thương hơn hai muoi người khác với một loạt bom thư. Hắn cũng sáng tác mtộ bản tuyên ngôn huyên thuyên dài 35,000 chữ chống lại thế giới hiện đại và bị bắt vào năm 1996.

Đầu năm 1998, Kaczynski có ý kiến khác với nhóm biện hộ. Họ mong muốn có thể thêm vào lời biện hộ về tình trạng tâm thần, vì Kaczynski được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, nhưng hắn không nghe theo. Hắn muốn tự bào chữa. Mặc dù hắn được cho là đủ khả năng để đứng trước tòa, yêu cầu tự bào chữa của hắn được cho là kế trì hoãn và đã bị từ chối. Kaczynski không còn cách nào khác phải nhận lời biện hộ về tình trạng mất lý trí, vậy nên hắn cầu xin được nhận tội với mười ba vụ phạm tội đổi lại là án tù chung thân và miễn ra tù sớm.

Nhưng hắn vẫn tìm cách giữ lại lời cầu xin được tự bào chữa. Vào năm 1999, với một sự trợ giúp hợp pháp, Kaczynski lập một bản kháng án tự bào chữa. Hắn cãi rằng hắn đã bị “thúc ép phải xin nhận tội” và thỉnh cầu của hắn là “không chủ tâm vì bên biện hộ đe dọa là sẽ thêm vào lời bào chữa về tình trạng mất lý trí”. Tòa án Thượng chẩm Liên bang khu vực số 9 cân nhắc lý do của hắn nhưng chưa đủ thuyết phục nên đã từ chối kháng án.

Một dạng rối loạn tâm thần cũng có những giai đoạn loạn tinh thần chứng rối loạn tính khí lưỡng cực (bipolar affective disorder), từng được gọi là rối loạn vui buồn (manic-depressive disorder). Đó là một chứng rối loạn có chu kỳ biểu hiện ở sự thay đổi tâm trạng đột ngột giữa hưng cảm và trầm cảm, và người bị bệnh có thể có những giai đoạn năng lượng mãnh liệt mà họ có vẻ siêu phàm. Họ đi không ngừng nghỉ trong một thời gian dài, có những sáng kiến lớn lao, và hoàn thành một lượng lớn việc họ làm. Tuy nhiên, họ sau đó có thể chuyển sang trầm cảm nghiêm trọng, có lúc kèm theo ảo giác và ý nghĩ tự tử. Họ có thể nghe thấy những tiếng nói trong một trong hai giai đoạn, nhưng giữa hai giai đoạn, họ lại thấy bình thường.

LÀ NGƯỜI KHÁC LÀM

Trong các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, chẩn đoán về rối loạn đa nhân cách (dissociative identity disorder – DID) là tên được ghi trong DSM-IV cho thứ trước năm 1994 được gọi là rối loạn đa tính cách (multiple personality disorder – MPD). Nó thường bị lẫn lộn với tâm thần phân liệt dưới dạng chia nhân cách. Ý tưởng là khi một người bị chia ra thành vài nhân cách khác nhau và hai nhân cách phụ hoặc nhiều hơn có chung một cơ thể, mỗi nhân cách có một con người riêng và thay phiên nhau điều khiền tính cách và hành vi. Người ta tin chúng xuất hiện là do chấn thương tâm lý (ngay cả ý kiến này cũng đang gây tranh cãi), ví dụ như ngược đãi tình dục, và thường xuất hiện trước năm tuổi. Tới một giới hạn nào đó, như các chuyên gia đã viết, sự “biến đổi” phát sinh để bảo vệ “nhân cách nòng cốt” khỏi những ký ức lấn át. Một số biến đổi cũng phát sinh để hình hành những thôi thúc bị cấm.

Thường vào khoảng những năm 1980 đến đầu những năm 1990, DID phát sinh khi điều trị trong lúc đối phó với những ký ức dồn nén. Chuyên gia chỉ ra rằng một ký ức đau buồn không được nhớ tới vẫn có thể có khả năng để bộc phát thành các triệu chứng như trầm cảm, tê liệt, đa cảm, và phản ứng với các tác nhân nhất định từ môi trường có thể động đến ký ức đó. Cũng có những hồi tưởng mơ hồ. Những người này có thể “hôn mê”, cảm thấy không thể động chạm gì đến thực tế, không màng đến những nỗi đau, và trải qua các cơn hoảng sợ đột ngột. Họ cũng có thể bộc phát những rối loạn ăn uống cùng các thói nghiện khác, và ngược đãi người khác hoặc chính họ. Thông thường, họ gặp rắc rối trong chuyện ăn nằm và có thể trải qua các hoạt động khác thường về tình dục và rối loạn giấc ngủ.

Dù tính chính xác của DID vẫn còn đang được tranh luận, có rất nhiều tội phạm đã tìm được cách giảm nhẹ tội, và cả thoát được tội. Một số kẻ giết người hàn loạt cho rằng mình có nhiều nhân cách để tìm cách chối tội. Ví dụ như John Wayne Gacy, người đã giết ba mươi ba chàng trai trẻ, đã cố quy tội giết người cho “Jack Hanley”, một nhân cách khác. Sau khi hắn nhận tội và vẽ bản đồ đường hầm bên dưới nhà, nơi mà hắn để hơn hai mươi xác nạn nhân, hắn “ngất đi” và giả vờ rằng Hanley đã vẽ bản đồ. Tuy nhiên, mánh khóe của hắn không có tác dụng và hắn nhanh chóng bỏ ý định, hơn là một chẩn đoán tâm thần học khác – ngất đi khi uống rượu đã tạo điều kiện cho một “cơn bốc đồng không thể cưỡng lại” mỗi lần hắn giết người. Điều đó cũng không có tác dụng với hắn.

“Đổ tể Gainesville” Danny Rolling cho rằng hắn chịu ảnh hưởng bởi “Gemini” khi hắn thực hiện năm vụ án giết người ở Florida. Tuy nhiên, những người có thẩm quyền tìm hiểu được rằng Rolling hâm mộ bộ phim Quỷ ám III (Exorcist III), trong phim “Gemini” được phóng thích bởi một thầy tế không nơi nương tựa trong một viện tâm thần học và chỉ đạo một số vụ giết người tàn bạo. Rolling đã bị kết tội.

Một kẻ giết người thường có liên quan nhất đến việc làm giả một nhân cách “xấu” đã làm hắn giết người là Kenneth Bianchi, thành viên của một nhóm được gọi là “Những kẻ bóp cổ nơi sườn đồi” (Hillside Stranglers). Họ xuất hiện từ năm 1977, và sau một vài tháng, chín phụ nữ đã bị sát hạt và vứt xác dọc đường hoặc trên sườn đồi. Nhân chứng đã phát hiện hai đàn ông với một nạn nhân, có nghĩa là có nhiều hơn một kẻ giết người gây án. Người phụ nữ thứ mười bị bỏ trong cốp xe của cô ấy, nhưng phải đến khi phá được vụ án giết hai người ở Bellevue, Washington, cảnh sát mới gắn kết các đầu mối lại và chỉ điểm được đến Kenneth Bianchi và người anh em họ của hắn, Angelo Buono.

Khi Bianchi trong tù, luật sư của hắn nhờ nhà tâm thần học John Watkins kiểm tra hắn. Watkins thôi miên Bianchi, làm hắn thừa nhận đã thực hiện một số vụ giết người và khai ra em họ của hắn, sau đó nói rằng hắn mắc chứng MPD. Vì hắn giết người dưới tên “Steve Walker”, hắn không đủ điều kiện hầu tòa. Ba chuyên gia khác cũng bị thuyết phục bởi tình trạng của Bianchi.

Công tố viên thuê chuyên gia riêng, bác sĩ Martin Orne, người biết rằng cảnh sát đã tìm hiểu được “Steve Walker” là tên một sinh viên đại học, người mà Bianchi đã ăn trộm danh tính để làm kiểm tra tâm thần giả. Để bẫy hắn, bác sĩ Orne đã nghĩ ra một kế : hắn nói với Bianchi rằng đa phần những người bị MPD có hơn hai nhân cách, và không lâu sau “Billy” xuất hiện. Bianchi cũng giả vờ chạm vào một ai đó không có thật, nhưng ảo giác không phải là một triệu chứng của MPD, và đến lúc đó các nhà chức trách biết rằng Bianchi đang giả bệnh. Dưới sức ép, hắn thừa nhận đã nói dối. Điều đó đã tạo đòn bẩy cho công tố viên khiến hắn thừa nhận thực hiện bảy vụ giết người và làm chứng chống lại em họ mình. Vào năm 1983, tòa tuyên án Buono với chín vụ giết người và phán hắn chín bản án tù chung thân.

Vấn đề phát sinh trong phiên tòa của Arthur Shawcross, bị buộc tội với vụ giết mười phụ nữ ở Rochester, New York, từ năm 1988 đến 1989. Dù hắn đã thú nhận chi tiết, các luật sư của hắn đã cho lời biện hộ “không có tội do tình trạng mất lý trí”. Để được cho là mất trí ở bang New York, Shawcross phải chứng minh vào mỗi lần gây án, hắn chịu ảnh hưởng của một chứng bệnh hoặc khiếm khuyết về tâm thần như là không biết hắn đang làm gì hoặc không nhận thức được việc làm đó là sai.

Luật sư bào chữa thuê tiến sĩ Dorothy Lewis, một nhà tâm thần học và chuyên gia về những rối loạn có tổ chức trong bạo lực. Lewis tin là Shawcross đã bị tổn thương nghiêm trọng khi còn nhỏ và mắc chứng tai biến mạch máu tùy thái dương không hoàn toàn làm trở ngại trí nhớ của hắn. Những cơn tai biến chỉ xảy ra vào những hoàn cảnh nhất định, như là khi hắn một mình với các cô gái mại dâm trong đêm. Shawcross trợ giúp cô ấy bằng cách chấp nhận bị thôi miên, và cô ấy đã quay phim lại quá trình để đưa ra tòa. Lewis bực tức khi đội bào chữa không thể lấy bản chụp não mà cô ấy cần để chứng minh vụ án này trên khía cạnh thần kinh. Cô ấy cũng không biết rằng một chuyên gia bào chữa khác đã chất vấn Shawcross cùng thời điểm đó – điều này có lẽ đã ảnh hưởng đến những gì Shawcross nói với cô ấy. Vì vậy, hy vọng sử dụng hắn làm ví dụ cho giả thuyết của cô ấy trở nên mơ hồ.

Tiến sĩ Park Dietz, bên nguyên, nhận định rằng Shawcross mắc chứng rối loạn nhân cách chống xã hội (antisocial personality disorder), một chứng không được coi là bệnh hay khiếm khuyết tâm thần cản trở nhận thức. Hắn nhớ đầy đủ những vụ án của mình và đưa ra các chi tiết và đầu mối cho cảnh sát về hai nạn nhân khác. Hắn cũng đã cố tránh bị phát hiện hay bị bắt, vậy nên hắn biết những gì làm là sai và hắn có thể bị bắt vì những việc làm ấy. Trên thực tế, hắn trước đó đã từng ngồi tù vì tội giết người liên quan đến tình dục. Sau phiên tòa kéo dài năm tuần, bồi thẩm đoàn cho rằng Shawcross hoàn toàn tỉnh táo và phán hán có tội với mười tội sát nhân trong điều hai. Hắn lãnh mười án phạt từ hai mươi lăm năm đến chung thân.

Cho dù một người có bị hoang tưởng, tự cao tự đại, hay giết vì thú vui, giết người hàng loạt thường được có động cơ là do sự tức giận và trả thù. Hãy cùng kiểm chứng một số vụ án có chứa những động cơ này.

Cre: ver1.tamlytoipham.com


Mẹo: Bạn có thể sử dụng trái, phải, A và D phím bàn phím để duyệt giữa các chương.